Multimedia Đọc Báo in

Thầy giáo nhanh nhạy đưa công nghệ vào giảng dạy

14:09, 03/03/2019

Năm 2002, thầy Nguyễn Đình Thiên được phân công về giảng dạy tại Trường THPT Trần Quốc Toản (huyện Ea Kar).

Với lòng yêu nghề, nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng những kiến thức tiếp thu được ở giảng đường sư phạm, thầy Thiên đã dành hết tâm huyết để truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Đặc biệt, thầy Thiên đã tìm tòi, sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách nhanh nhạy và hiệu quả, thầy cũng chính là người đầu tiên triển khai dạy giáo án điện tử môn Sinh học tại Trường THPT Trần Quốc Toản. Nhờ vậy, những giờ dạy của thầy đã thực sự cuốn hút và tạo ra được không khí sôi nổi hứng thú học tập cho học sinh.

Với lòng ham học hỏi, thầy đã cập nhật những xu thế phát triển của công nghệ thông tin một cách nhanh chóng và ứng dụng hiệu quả trong công tác quản lý. Trong nhiều năm liền, thầy được nhà trường tin tưởng giao phụ trách mảng công nghệ thông tin của nhà trường như: Quản lý hệ thống máy, mạng Internet của nhà trường; quản lý các phần mềm SMAS, Pmis, Trường học kết nối, Quản lý thi quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục, thống kê báo cáo, quản trị website của nhà trường. Thầy Thiên cũng góp phần đưa Trường THPT Trần Quốc Toản là một trong những trường đầu tiên ở Đắk Lắk ứng dụng phần mềm Quản lý học sinh SMAS; được Sở GD-ĐT mời đi báo cáo tại Hội nghị tập huấn về hướng dẫn sử dụng cho toàn đơn vị. Thầy cũng là người xây dựng trang web của trường nhằm tạo ra kênh tương tác và cập nhật thông tin một cách kịp thời những văn bản, tin tức, biểu dương những tấm gương giáo viên và học sinh tiêu biểu về giáo dục.

Với những nỗ lực trong dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giáo dục, 8 năm liền thầy Nguyễn Đình Thiên được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 3 lần được UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.

Đoàn Văn Hân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.