Multimedia Đọc Báo in

Giai đoạn 2018 - 2030 tỉnh Đắk Lắk sẽ sáp nhập 115 trường học và xóa bỏ 223 điểm trường

16:17, 01/05/2019

UBND tỉnh vừa ban hành Đề án sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo Đề án này, giai đoạn 2018 - 2030, toàn tỉnh sẽ sáp nhập 115 trường học các cấp (mầm non 13 trường, tiểu học 95 trường, trung học cơ sở 7 trường); xóa bỏ 223 điểm trường (mầm non 122 điểm, tiểu học 76 điểm và trung học cơ sở 1 điểm).

Một tiết học của học sinh Trường Tiểu học Đinh Núp (xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắc)
Một tiết học của học sinh Trường Tiểu học Đinh Núp (xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắc). Ảnh minh họa

Đề án này được thực hiện trên phạm vi địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố, từ bậc học mầm non đến phổ thông. Cụ thể đến năm 2021 sáp nhập 61 trường, xóa bỏ 184 điểm trường; đến năm 2025 sáp nhập 42 trường, xóa bỏ 33 điểm trường và đến năm 2030 sáp nhập 12 trường, xóa bỏ 6 điểm trường.

Sau khi thực hiện Đề án này, đến năm 2021 toàn tỉnh còn 906 trường học các cấp và 1.210 điểm trường (giảm 59 trường, 260 điểm trường so với năm 2018); đến năm 2025 là 864 trường, 1.180 điểm trường và đến năm 2030 chỉ còn lại 852 trường, 1.177 điểm trường. Theo đó, số lượng lãnh đạo, giáo viên, nhân viên của ngành Giáo dục đến năm 2021 giảm 2.664 người so với năm 2015, đến năm 2025 giảm 239 người so với năm 2021 và đến năm 2030 tăng 149 người so với năm 2025.

Việc sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển bền vững; giữ vững tính ổn định về mạng lưới trường lớp, chất lượng GD-ĐT và bảo đảm nhu cầu học tập của người dân, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, mỗi vùng.

Nguyên Hoa  

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.