Multimedia Đọc Báo in

Cán bộ coi thi trích tiền công tác phí ủng hộ quỹ học sinh nghèo vượt khó

23:33, 28/06/2019
Ngay sau khi kết thúc Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, cán bộ, giảng viên làm nhiệm vụ coi thi của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã quyên góp, ủng hộ Quỹ học sinh nghèo vượt khó của các điểm thi.
 
Cụ thể 24 cán bộ, giảng viên làm nhiệm vụ coi thi của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí đã tặng 13 triệu đồng (trong đó 8 triệu đồng được trích từ tiền công tác phí, 5 triệu đồng do cán bộ, giảng viên của trường đóng góp) cho Quỹ Khuyến học của Trường  THPT Y Jút (huyện Cư Kuin). Số tiền trên Trường THPT Y Jút  sẽ trao cho các em học sinh nghèo vượt khó trong dịp khai giảng năm học mới 2019 – 2020. 
 
tt
Thầy Dương Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Y Jút (bìa trái) tiếp nhận kinh phí hỗ trợ của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Cũng sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, 42 cán bộ, giảng viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ coi thi tại điểm thi Trường THPT Ngô Gia Tự (huyện Ea Kar) đã tặng gần 14 triệu đồng cho Quỹ học sinh nghèo vượt khó của trường này. 

PGS.TS Nguyễn Trung Kiên, Trưởng Khoa Xây dựng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
PGS.TS Nguyễn Trung Kiên, Trưởng Khoa Xây dựng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh trao số tiền ủng hộ học sinh nghèo cho đại diện lãnh đạo Trường THPT Ngô Gia Tự.

Được biết, Kỳ thi THPT quốc gia 2019, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh được giao nhiệm vụ phối hợp tổ chức 14 điểm thi tại Đắk Lắk. Ngoài số tiền nhà trường hỗ trợ 5 triệu đồng/điểm thi góp vào quỹ học bổng cho học trò nghèo ở đây, cán bộ giảng viên của trường làm công tác coi thi ở các điểm thi cũng tự nguyện đóng góp chia sẻ với các học sinh.

 
 Quỳnh Hoa 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.