Multimedia Đọc Báo in

Thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2 vào ngày 2 đến 4-9

11:05, 25/08/2020
Chiều 24-8, Bộ GD-ĐT ban hành Công văn số 3219/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2.
 
Theo đó, kỳ thi đợt 2 chính thức diễn ra từ ngày 2 đến 4-9; có 26.014 thí sinh của 27 tỉnh, thành phố chưa thể dự thi đợt 1 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (chiếm khoảng 3% thí sinh cả nước) tham dự. Thí sinh sẽ dự thi tại 11 hội đồng thi của các tỉnh, thành phố gồm: Đắk Lắk, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Quảng Trị, Thái Bình, Hòa Bình và Bắc Giang.
 
Bộ GD-ĐT yêu cầu công tác tổ chức kỳ thi đợt 2 được thực hiện theo quy định của Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/BGDĐT ngày 26-5-2020. Đợt 2 của kỳ thi có 5 bài thi gồm: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ, tổ hợp Khoa học Tự nhiên, tổ hợp Khoa học Xã hội. Đề thi do Bộ GD-ĐT xây dựng, đảm bảo độ khó dễ tương đương với đề thi đợt 1.
 
Lịch thi cụ thể các môn trong đợt 2.
Lịch thi cụ thể các môn trong đợt 2.
 
Về việc tổ chức thi, Bộ GD-ĐT yêu cầu các hội đồng thi phải đảm bảo nguyên tắc: an toàn sức khỏe cho tất cả thí sinh, cán bộ, giáo viên tham gia công tác thi, phụ huynh học sinh; an toàn an ninh, nghiêm túc, khách quan, đúng Quy chế thi. Hội đồng thi của các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng phương án cho thí sinh thuộc đối tượng F1, F2 (nếu có) trong các ngày thi.
 
Kết quả thi sẽ được công bố vào ngày 16-9-2020. Các sở GD-ĐT cập nhật vào hệ thống quản lý thi và gửi báo cáo kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ về Bộ GD-ĐT; công bố kết quả tốt nghiệp THPT sơ bộ hoàn thành chậm nhất ngày 20-9-2020. Các trường phổ thông cấp Giấy chứng nhận xét tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh hoàn thành chậm nhất ngày 25-9-2020.
 
Việc tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có) hoàn thành chậm nhất ngày 28-9-2020 và xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo hoàn thành chậm nhất ngày 30-9-2020.
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.