Multimedia Đọc Báo in

Phạt tiền, đình chỉ dạy học 3 tháng cô giáo đánh học sinh bầm tím đùi

17:16, 27/10/2020

UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với cô giáo A.T.T., Chủ nhiệm lớp 3B, Trường Tiểu học Nguyễn Du (xã Hòa Thắng) đã dùng thước đánh học sinh T.B.T.Đ. bầm tím đùi vào ngày 6-10.

Theo đó, cô giáo T. bị xử phạt 3.750.000 đồng theo Khoản 21, Nghị định138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục và chịu hình phát bổ sung là tạm đình chỉ giảng dạy 3 tháng.

Liên quan đến vụ việc, Phòng GD-ĐT TP. Buôn Ma Thuột cũng đã có văn bản phê bình Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Du chậm trễ báo cáo và chỉ báo cáo sau khi sự việc học sinh bị đánh được đăng tải lên mạng xã hội.

Cô giáo T. ký biên bản vi phạm quy định nghề giáo.
Cô giáo T. ký biên bản vi phạm quy định nghề giáo.

Như Báo Đắk Lắk đã thông tin, ngày 6-10, trong lúc hướng dẫn học sinh lớp 3B làm bài tập môn Toán, em Đ. không chịu làm bài, không có đồ dùng học tập (từ đầu năm học đến nay, em Đ. thường xuyên bị nhắc nhở về việc thiếu dụng cụ học tập, quên vở khi đến lớp, kiểm tra bài cũ không thuộc bài), vì muốn học sinh tiến bộ nên cô T. đã dùng thước đánh vào đùi của em Đ.

Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Du đã lập Hội đồng kỷ luật cô giáo T. và đã đến nhà thăm hỏi, trình bày sự việc, xin lỗi gia đình của em Đ. Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường đã không báo cáo vụ việc với  chính quyền địa phương cũng như Phòng GD-ĐT TP. Buôn Ma Thuột.

Đến ngày 12-10, bà ngoại của cháu Đ. do quá bức xúc nên đã đăng tải hình ảnh cháu bị đánh lên mạng xã hội gây xôn xao dư luận. Lúc này, Phòng GD-ĐT TP. Buôn Ma Thuột mới biết được sự việc và yêu cầu nhà trường báo cáo.

Hoàng Ân

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.