Multimedia Đọc Báo in

Năm học 2021 - 2022 thiếu hơn 1.300 giáo viên mầm non và tiểu học

08:08, 15/06/2021
Sở GD-ĐT cho biết, năm học 2021 - 2022, tỉnh Đắk Lắk thiếu hơn 1.300 giáo viên mầm non và tiểu học để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
 
Mặc dù năm 2019, tỉnh Đắk Lắk được bổ sung hơn 880 giáo viên mầm non và đã được phân bổ trong năm 2020 ở những địa phương thiếu giáo viên. Tuy nhiên năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh vẫn thiếu hơn 1.300 giáo viên mầm non và tiểu học. Trong đó, bậc mầm non thiếu hơn 680 giáo viên; bậc tiểu học thiếu 620 giáo viên; thiếu giáo viên nhiều nhất vẫn là các trường trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. 
 
Một buổi học của cô và trò Trường Mầm non 10-3 (TP. Buôn Ma Thuột).
Một buổi học của cô và trò Trường Mầm non 10-3 (TP. Buôn Ma Thuột).
 
Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Phạm Đăng Khoa, nguyên nhân của tình trạng thiếu giáo viên là do biến động về quy mô, cơ cấu lại các trường; thực hiện tinh giản biên chế hằng năm và do tăng dân số cơ học tại một số khu vực trung tâm huyện, thị xã, thành phố. Mặt khác, cơ quan chuyên môn là Sở GD-ĐT nhưng lại không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên cho nên không chủ động trong việc điều tiết số lượng thừa - thiếu, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học.
 
Để đáp ứng được yêu cầu về giáo dục, nhất là đội ngũ giáo viên để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Sở GD-ĐT tiếp tục rà soát, cân đối, điều chuyển, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên giữa nơi thừa và nơi thiếu. Đồng thời tỉnh Đắk Lắk cũng đang đề nghị Bộ Nội vụ bổ sung biên chế, tuyển dụng thêm giáo viên.
 
Lan Anh
 

(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.