Multimedia Đọc Báo in

Triển khai các nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS, ma túy trong học đường

20:49, 22/06/2021

Ngày 22-6, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai các nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học tại 63 điểm cầu trong cả nước dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Ngô Thị Minh.

 Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Phó Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Đỗ Tường Hiệp.

Tại hội nghị, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thông qua kế hoạch chi tiết triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm về phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học. Theo đó, các nhà trường tăng cường công tác quản lý học sinh, sinh viên, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cho đối tượng này về tác hại của ma túy; trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để học sinh phòng ngừa, tránh xa, nói không với ma túy; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành liên quan triển khai các kế hoạch phòng, chống ma túy trong trường học; xây dựng, củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa gia đình – trường học…

Các đại biểu dự tại điểm cầu Đắk Lắk.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk.


Đại biểu dự hội nghị cũng đã thảo luận về thực trạng, hiểm họa, thách thức của ma túy đối với học sinh, các giải pháp phòng chống ma túy hiệu quả ở một số địa phương, trường học; nhận diện các thủ đoạn lôi kéo học sinh, sinh viên sử dụng ma túy cũng như vai trò của gia đình, nhà trường trong quản lý, giáo dục học sinh, phòng tránh ma túy...

Trên cơ sở kế hoạch trên, Bộ Giáo dục – Đào tạo đề nghị Sở Giáo dục – Đào tạo các địa phương cụ thể hóa các nhiệm vụ, triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện nghiêm túc trong tất cả các trường học, không để xảy ra tình trạng học sinh sử dụng ma túy.

Đăng Triều

 

 

 

(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.