Multimedia Đọc Báo in

Giải Vô địch Bóng đá tỉnh Dak Lak năm 2012 sẽ có 9 đội bóng tham gia

17:05, 09/10/2012

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết, Giải Vô địch Bóng đá tỉnh Dak Lak năm 2012 (diễn ra từ ngày 15 đến 20-10 trên Sân vận động tỉnh) sẽ có sự tham gia của 9 đội bóng (tăng 2 đội so với năm 2011).

Các đội bóng, gồm: Đương kim vô địch thị xã Buôn Hồ, TP. Buôn Ma Thuột, Trung tâm Huấn luyện TDTT tỉnh, các huyện: Cư Kuin, Cư M’gar, Krông Bông, Krông Buk, Krông Pak và Công ty TNHH Xây dựng Trường An (TP. Buôn Ma Thuột). Giải chia làm 3 bảng, thi đấu theo thể thức vòng tròn (một lượt) tính điểm, chọn đội có số điểm cao nhất tại mỗi bảng và đội nhì bảng có thành tích thi đấu tốt nhất lọt vào vòng bán kết, 2 đội thắng ở bán kết vào chung kết.

Pha tranh bóng trong trận khai mạc giữa đội bóng của thị xã Buôn Hồ (áo vàng) và đội huyện Krông Bông tại Giải Vô địch Bóng đá tỉnh Dak Lak năm 2011 (Ảnh minh họa).

Theo kế hoạch, ngày 13-10 các đội bốc thăm, chia bảng và chiều 15-10 sẽ khai mạc Giải. Hầu hết 9 đội bóng tham gia giải đều đã tập trung đội tuyển và tập luyện hơn 1 tháng nay, trong đó đương kim vô địch thị xã Buôn Hồ được đánh giá là đối thủ đáng gờm nhất bởi có sự chuẩn bị lực lượng khá chu đáo. Đội bóng của Trung tâm Huấn luyện thể thao tỉnh cũng được xem là ứng cử viên nặng ký cho ngôi vô địch bởi họ có nhiều cầu thủ trẻ, có kỹ thuật và tư duy chiến thuật tốt. Ngoài ra, tất cả các đội bóng còn lại đều đã sẵn sàng hứa hẹn giải đấu sẽ diễn ra kịch tính, hấp dẫn...

Năm nay, BTC đã có nhiều thay đổi về việc bố trí lịch thi đấu, địa điểm thi đấu để thu hút cổ động viên đến sân. Các trận đấu đều diễn ra vào những khung giờ hợp lý... Giải được tổ chức thường niên nhằm tạo điều kiện cho các đội bóng thi đấu cọ xát, giao lưu học hỏi lẫn nhau; đồng thời, tạo điều kiện để ngành thể thao tuyển chọn những cầu thủ có tố chất bổ sung cho đội tuyển bóng đá tỉnh, chuẩn bị cho Giải Bóng đá hạng Nhì quốc gia năm 2013.

Thế Hùng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.