Multimedia Đọc Báo in

Sướng như... xem bóng đá phong trào

09:27, 07/06/2013

Thời gian qua, người hâm mộ thể thao nói chung, người yêu bóng đá Dak Lak nói riêng liên tiếp được đón nhận những giải đấu bóng đá phong trào hấp dẫn. Những giải đấu đó thực sự đã mang lại luồng sinh khí mới đối với đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

Một pha tranh bóng trong ngày thi đấu đầu tiên của Giải Bóng đá phong trào Cúp Bia Saigon 2013.
Một pha tranh bóng trong ngày thi đấu đầu tiên của Giải Bóng đá phong trào Cúp Bia Saigon 2013.

Ngay sau thành công của Giải bóng đá phong trào Larue Cup, người hâm mộ bóng đá Dak Lak lại tiếp tục được chào đón Giải bóng đá mini phong trào toàn quốc - Cúp Bia Saigon 2013. Không kể đến cuộc chạy đua quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp, các giải bóng đá trên đã mang một luồng sinh khí mới trong sinh hoạt văn hóa – thể thao đến với người dân Dak Lak. Trước hết là yếu tố chuyên môn. Những giải đấu như Cúp Bia Saigon 2013 là giải đấu mang tầm vóc quốc gia trong khi có đến hơn 1 nghìn đội bóng phong trào tham gia trong suốt giải đấu. Riêng tại Dak Lak có đến 32 đội bóng tham dự và chỉ chọn 2 đội xuất sắc nhất. Thế nên để có mặt ở những vị trí cao nhất đòi hỏi mỗi đội bóng phải nỗ lực rất lớn. Cùng với đó cơ cấu giải thưởng lớn cũng khiến mỗi trận đấu trở nên hấp dẫn hơn. Tại Cúp Bia Saigon 2013, Ban tổ chức giải sẽ trao tặng tổng cộng trên 1,5 tỉ đồng tiền thưởng cho các đội Nhất - Nhì - Ba - Tư ở vòng đấu loại tại 16 tỉnh thành: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Phan Thiết (Bình Thuận), Buôn Ma Thuột (Dak Lak), Pleiku (Gia Lai), Tam Kỳ (Quảng Nam), Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh), Hà Nội và bốn đội đoạt giải Nhất - Nhì - Ba - Tư trong vòng Chung kết tại TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, để khuyến khích các tỉnh thành phát triển phong trào bóng đá mini bền vững, sẽ có 2 đội đứng thứ hạng cao nhất tại các vòng loại khu vực sẽ tụ hội về TP.Hồ Chí Minh để tranh chức Vô địch toàn quốc.

Thứ đến, nhờ sự đầu tư lớn của nhà tài trợ Bia Saigon, Cúp Bia Saigon 2013 đã mang lại nhiều cảm giác chưa từng có từ trước đến nay đối với người hâm mộ Tây Nguyên. Sau một ngày thi đấu, hầu hết người hâm mộ đều có riêng cho mình những trải nghiệm thú vị. Khán giả đến dự khán các trận đấu được ngồi trên khán đài có ghế ngồi đẹp, sang trọng không thua giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Hệ thống màn hình LED chạy kết quả các trận đấu cùng những hình ảnh đẹp của giải đấu khiến người hâm mộ có cảm giác như đang ngồi trên các khán đài quốc tế. Từ trước đến nay, nói đến giải đấu phong trào, dù khán giả có đông đến mấy, thì việc thưởng thức bóng đá cũng chỉ là các cổ động viên đứng san sát bên các đường biên sân, điều này vừa ảnh hưởng tới trải nghiệm của khán giả vừa gây khó cho công tác tổ chức và vừa có thể ảnh hưởng đến trận đấu đang diễn ra trên sân. Bởi vậy mới nói, xem bóng đá phong trào theo cách chuyên nghiệp như Cúp Bia Saigon là điều chưa từng có tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khán giả đến dự khán còn có cơ hội thử tài đá bóng của mình thông qua các trò chơi bóng đá mới lạ và tất nhiên người chiến thắng sẽ nhận các món quà kỷ niệm giải bóng đá Cúp Bia Saigon.

Trong những năm gần đây, bóng đá mini trên sân cỏ nhân tạo tại Dak Lak đã và đang phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh các giải đấu phong trào  mang tính nhỏ lẻ, với sự vào cuộc của các doanh nghiệp lớn, các giải bóng đá mini trên sân cỏ nhân tạo đang ngày càng có quy mô, tạo sân chơi bổ ích cho những người đam mê thể thao nói chung, người yêu bóng đá nói riêng. Mặt khác, việc mang đậm tính xã hội hóa như Cúp Bia Saigon 2013 không chỉ tạo điều kiện mang đến cho người hâm mộ thể thao những cảm nhận thú vị; tạo điều kiện để các cầu thủ nghiệp dư 3 miền Bắc - Trung - Nam giao lưu với nhau và giành chiếc cúp vô địch mang tầm vóc quốc gia mà còn góp phần gánh vác một phần kinh phí lớn thay cho Nhà nước trong việc xây dựng cơ sở sân bãi và tổ chức thi đấu.

Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.