Multimedia Đọc Báo in

Trên 59.500 ha rừng được giao khoán cho cộng đồng và người dân quản lý bảo vệ

15:36, 17/12/2013

Thực hiện Nghị định số 01/NĐ-CP, ngày 15-1-1995 và Nghị định số 135/2005/NĐ-CP, ngày 8-11-2005 về khoán bảo vệ rừng, khoán đất lâm nghiệp, từ năm 1999 đến nay, toàn tỉnh đã thực diện giao khoán quản lý rừng và đất lâm nghiệp cho 4.082 hộ các hộ gia đình, trong đó 2.738 thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số với tổng diện tích 59.511 ha.

Tập huấn quản lý bảo vệ rừng cho cán bộ quản lý rừng cộng động tại Ea H'leo
Tuần tra bảo vệ rừng tại Ea H'leo

Tổng kinh phí là 49,843 tỷ đồng. Việc giao, khoán quản lý bảo vệ rừng đã góp phần tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng,  nâng cao nhận thức người dân trong gìn giữ, bảo vệ môi trường sinh thái đa dạng sinh học... Tuy nhiên người dân được hưởng tiền công để bảo vệ rừng còn thấp bình quân từ 50.000đ/ha (từ năm 2006 trở về trước) và 100.000đ/ha (năm 2007 cho đến nay) nên vẫn chưa thực sự thu hút người dân cùng cộng đồng trách nhiệm; hiệu quả bảo vệ rừng chưa cao, từ đó khiến nhiều diện tích rừng thuộc diện đã giao khoán nhưng vẫn bị chặt phá, khai thác gỗ trái phép.

Lê Hương

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.