Multimedia Đọc Báo in

Khai mạc Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIII năm 2016

16:31, 31/03/2016

Sáng 31-3, tại Trung tâm Văn hóa-Thể thao huyện Ea H’leo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và UBND huyện Ea H’leo tổ chức lễ khai mạc Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIII năm 2016.

Hội thi có 724 vận động viên (VĐV) đến từ 16 đoàn (15 huyện, thị xã, thành phố và Đoàn Trường Đại học Tây Nguyên); tranh tài 7 môn thi đấu: Bóng chuyền (nam, nữ), Bóng đá mini nam, Việt dã (nam, nữ), Cà kheo (nam, nữ), Bắn nỏ (nam, nữ), Đẩy gậy (nam, nữ) và Kéo co. Đây là những môn thể thao dân tộc thường được tổ chức trong các dịp lễ hội ở địa phương; các VĐV tham gia hội thi đa số được tuyển chọn qua các hội thi tại các huyện, thị xã, thành phố đại diện cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh.

Đại diện Ban tổ chức tặng hoa, cờ lưu niệm các đoàn VĐV tham gia Hội thi.

Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn tỉnh được tổ chức hằng năm, đối tượng tham gia là đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh. Hội thi nhằm phát triển rộng rãi phong trào tập luyện và thi đấu thể thao, nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân; khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thắt chặt tình đoàn kết gắn bó trong cộng đồng các dân tộc; đồng thời nhằm đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...

Các VĐV xuất phát ở nội dung 2 km nữ môn Việt dã.

 

Ban tổ chức trao Huy chương Vàng môn Bóng chuyền nữ - môn thi đấu đầu tiên tại Hội thi cho đơn vị chủ nhà huyện Ea H'leo.

Hội thi kết thúc vào ngày 3-4-2016.

 

Thế Hùng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.