Multimedia Đọc Báo in

Giải Việt dã "Chạy vì sức khỏe cộng đồng" lần thứ IV năm 2019

16:18, 02/06/2019
Sáng 2-6, tại  TP. Buôn Ma Thuột, P hân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại Đắk Lắk đã tổ chức Giải Việt dã “Chạy vì sức khỏe cộng đồng” lần thứ IV năm 2019.
 
Giải thu hút sự tham gia của 56 vận động viên (29 nữ, 27 nam) là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc 11 đơn vị, gồm: Sở Tư pháp, Phòng PA03 (Công an tỉnh), Trường Đại học Buôn Ma Thuột, Văn phòng Công chứng Đại An, Văn phòng Luật sư Đại An, Công ty Đấu giá hợp danh Đại An, Văn phòng Thừa phát lại Đắk Lắk, Công ty TNHH Mua bán nợ Dân Luật, Công ty Cổ phần Hợp tác quốc tế Tanico, Phòng khám Sài Gòn - Ban Mê và Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại Đắk Lắk. 
 
1
Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia giải.

Các vận động viên tranh tài nội dung cá nhân, tập thể ở hai cự ly: 3,2 km đối với nam và 1,6 km đối với nữ.  

Kết quả, giải Nhất cá nhân nam thuộc về vận động viên Tô Viết Vinh; Nhì: Dương Văn Quý (cả hai đều thuộc đơn vị Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại Đắk Lắk); Ba: Lê Hữu Hòa (Công ty Cổ phần Hợp tác quốc tế Tanico).

1
Ban tổ chức trao giải Nhất ở hai nội dung cá nhân nam và nữ cho các vận động viên.

Giải Nhất cá nhân nữ được trao cho vận động viên Nguyễn Trần Thu Hà (Sở Tư pháp); Nhì: Nguyễn Thị Thanh Xuân (Phòng khám Sài Gòn - Ban Mê) và giải Ba: Hà Thị Diên Hà (Văn phòng Thừa phát lại Đắk Lắk).

Giải Nhất tập thể được trao cho đơn vị phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại Đắk Lắk. 

1
Ban tổ chức trao giải Nhất tập thể cho đơn vị Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại Đắk Lắk.

Giải là dịp để đoàn viên, thanh niên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị giao lưu, học tập kinh nghiệm, thi đấu thể thao nâng cao sức khỏe góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Thế Hùng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.