5 tuyến đường giao thông nguy hiểm nhất thế giới
14:01, 24/07/2010
1. Tuyến North Yungas Road (NYR)
Với độ dài 64,3 km, tuyến đường North Yungas Road nối từ Coroico với La Paz ở Bolivia được xếp đầu bảng “Những cung đường nguy hiểm nhất hành tinh”. Những ai đã qua cung đường này đều nhận xét, tuyến đường này là "địa ngục trần gian", chính vì vậy mà năm 1995 Ngân hàng Phát triển Mỹ đã đặt tên cho tuyến đường nói trên là Con đường dẫn đến địa ngục (Road to Death). NYR đã được những tù binh Paragoay xây dựng vào thập niên 30 ở thể kỷ trước, rộng 3 mét, bám sát sườn núi đá chênh vênh, "treo" trên sườn núi đá, đang ở độ cao 4.267 mét đổ đồi xuống độ cao 305 mét. Nếu lên dốc thì không đáng sợ nhưng xuống dốc thì tốc độ trôi rất nhanh, qua nhiều cua gấp. Tất cả trông chờ vào hai bánh trước và tài nghệ của người cầm lái, làm cho những người ngồi trong xe không khỏi rợn tóc gáy.
2. Đường hầm Guoliang
Đường hầm Guoliang xuyên núi Taihang ở Trung Quốc được xếp vị trí thứ hai. Đường hầm dài 600 mét được những người dân địa phương đục xuyên qua núi đá. Taihang có độ cao trần 4,5 mét và rộng 3,5 mét và do không có ánh sáng nên đi qua đường hầm này người ta có cảm giác đang đi trong địa ngục.
3. Tuyến đường Halsema
Tuyến đường Halsema nối liền Baguio với Bontoc (Philipin) được xây dựng cuối những năm 1930 bởi ông Euseibus Julius Halsema, kỹ sư xây dựng đến từ Ohio (Mỹ). Sau khi đặt chân đến vùng đất này, Halsema đã xây dựng tuyến đường trên để dẫn đến khu vực chỉ có vài nghìn cư dân đang sinh sống. Và nhờ công xây dựng tuyến đường trên mà sau đó Halsema đã được bầu làm Thị trưởng thành phố Baguio. Mục đích xây dựng tuyến đường Halsema là giúp Baguio phát triển. Tuyến đường dài 149,6 km trông giống như con rắn uốn mình ôm lấy dãy núi cheo leo, thậm chí chạy qua cả những vùng núi lửa đang hoạt động. Đã từng chứng kiến trận động đất cường độ 7,8 độ richte năm 1990 và sau đó là một trận bão lớn, có đoạn bị gặm mòn còn trơ lại mặt đường nên rất nguy hiểm.
4. Tuyến M56 Kolyma
Tuyến M56 Kolyma dài 1.931 km, nối liền từ Magadan đi Yakutsk (Nga) được xem là tuyến đường nguy hiểm nhất châu Âu hiện nay. Nó chỉ an toàn vào mùa đông, còn các mùa khác thì lụt lội, đầy bùn. M56 Kolyma được tù binh xây dựng vào thập niên 30 thế kỷ trước và sau nhiều thập kỷ khai thác, không được bảo dưỡng nên mặt đường xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn rất nguy hiểm, như đèo Kolymas, nơi lạnh nhất hành tinh, không có người sinh sống, có lúc nhiệt độ xuống tới -56oC, mặt đường hầu như bị đóng băng toàn bộ nên rất nguy hiểm cho các phương tiện qua lại, trong khi đó một số đoạn hẻo lánh, nạn cướp đường vẫn thường xuyên xảy ra.
5.Tuyến đường quá cảnh Sahara
Tuyến đường xuyên châu Phi nối liền giữa Algiers (Angeri) đi Lagoc (Nigeria) với mục đích phục vụ kinh tế khu vực châu Phi phát triển . Khởi thủy nó nối từ Địa Trung Hải qua phà tới châu Âu, độ dài 4.506 km, nhiều đoạn hiện vẫn đang trong giai đoạn xây dựng. Mối nguy hiểm của tuyến đường này chính là sự khắc nghiệt của thời tiết. Theo đó, nhiệt độ ngày rất cao, trong khi đó về đêm lại rất lạnh, thiếu vắng điểm cung ứng nhiên liệu, bão cát thường xuyên xảy ra nên rất nguy hiểm cho các phương tiện giao thông qua lại.
Với độ dài 64,3 km, tuyến đường North Yungas Road nối từ Coroico với La Paz ở Bolivia được xếp đầu bảng “Những cung đường nguy hiểm nhất hành tinh”. Những ai đã qua cung đường này đều nhận xét, tuyến đường này là "địa ngục trần gian", chính vì vậy mà năm 1995 Ngân hàng Phát triển Mỹ đã đặt tên cho tuyến đường nói trên là Con đường dẫn đến địa ngục (Road to Death). NYR đã được những tù binh Paragoay xây dựng vào thập niên 30 ở thể kỷ trước, rộng 3 mét, bám sát sườn núi đá chênh vênh, "treo" trên sườn núi đá, đang ở độ cao 4.267 mét đổ đồi xuống độ cao 305 mét. Nếu lên dốc thì không đáng sợ nhưng xuống dốc thì tốc độ trôi rất nhanh, qua nhiều cua gấp. Tất cả trông chờ vào hai bánh trước và tài nghệ của người cầm lái, làm cho những người ngồi trong xe không khỏi rợn tóc gáy.
2. Đường hầm Guoliang
Đường hầm Guoliang xuyên núi Taihang ở Trung Quốc được xếp vị trí thứ hai. Đường hầm dài 600 mét được những người dân địa phương đục xuyên qua núi đá. Taihang có độ cao trần 4,5 mét và rộng 3,5 mét và do không có ánh sáng nên đi qua đường hầm này người ta có cảm giác đang đi trong địa ngục.
3. Tuyến đường Halsema
Tuyến đường Halsema nối liền Baguio với Bontoc (Philipin) được xây dựng cuối những năm 1930 bởi ông Euseibus Julius Halsema, kỹ sư xây dựng đến từ Ohio (Mỹ). Sau khi đặt chân đến vùng đất này, Halsema đã xây dựng tuyến đường trên để dẫn đến khu vực chỉ có vài nghìn cư dân đang sinh sống. Và nhờ công xây dựng tuyến đường trên mà sau đó Halsema đã được bầu làm Thị trưởng thành phố Baguio. Mục đích xây dựng tuyến đường Halsema là giúp Baguio phát triển. Tuyến đường dài 149,6 km trông giống như con rắn uốn mình ôm lấy dãy núi cheo leo, thậm chí chạy qua cả những vùng núi lửa đang hoạt động. Đã từng chứng kiến trận động đất cường độ 7,8 độ richte năm 1990 và sau đó là một trận bão lớn, có đoạn bị gặm mòn còn trơ lại mặt đường nên rất nguy hiểm.
4. Tuyến M56 Kolyma
Tuyến M56 Kolyma dài 1.931 km, nối liền từ Magadan đi Yakutsk (Nga) được xem là tuyến đường nguy hiểm nhất châu Âu hiện nay. Nó chỉ an toàn vào mùa đông, còn các mùa khác thì lụt lội, đầy bùn. M56 Kolyma được tù binh xây dựng vào thập niên 30 thế kỷ trước và sau nhiều thập kỷ khai thác, không được bảo dưỡng nên mặt đường xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn rất nguy hiểm, như đèo Kolymas, nơi lạnh nhất hành tinh, không có người sinh sống, có lúc nhiệt độ xuống tới -56oC, mặt đường hầu như bị đóng băng toàn bộ nên rất nguy hiểm cho các phương tiện qua lại, trong khi đó một số đoạn hẻo lánh, nạn cướp đường vẫn thường xuyên xảy ra.
5.Tuyến đường quá cảnh Sahara
Tuyến đường xuyên châu Phi nối liền giữa Algiers (Angeri) đi Lagoc (Nigeria) với mục đích phục vụ kinh tế khu vực châu Phi phát triển . Khởi thủy nó nối từ Địa Trung Hải qua phà tới châu Âu, độ dài 4.506 km, nhiều đoạn hiện vẫn đang trong giai đoạn xây dựng. Mối nguy hiểm của tuyến đường này chính là sự khắc nghiệt của thời tiết. Theo đó, nhiệt độ ngày rất cao, trong khi đó về đêm lại rất lạnh, thiếu vắng điểm cung ứng nhiên liệu, bão cát thường xuyên xảy ra nên rất nguy hiểm cho các phương tiện giao thông qua lại.
Bắc Giang
(Theo HSW- 7-2010)
(Theo HSW- 7-2010)
Ý kiến bạn đọc