Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị Cấp cao G-8 bế mạc và ra tuyên bố chung

08:56, 19/06/2013

Sau hai ngày nhóm họp tại Bắc Ireland (Vương quốc Anh), Hội nghị Cấp cao Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu (G-8) đã bế mạc vào chiều 18-6 với việc thông qua tuyên bố chung về các kết quả đạt được tại hội nghị lần này liên quan đến những vấn đề như tình hình Syria, cuộc chiến chống trốn thuế và gian lận thuế.

Phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra sau hội nghị, Thủ tướng nước chủ nhà David Cameron cho biết các nhà lãnh đạo G-8 bày tỏ sự ủng hộ việc tổ chức hội nghị hòa bình về Syria tại Geneve "càng sớm càng tốt".

Tuy nhiên, thời điểm cụ thể để tổ chức hội nghị này vẫn chưa được ấn định. Ông thừa nhận mặc dù vẫn còn nhiều điểm bất đồng nhưng các nhà lãnh đạo G-8 cho rằng họ đều có lợi ích sống còn trong việc chấm dứt cuộc xung đột hiện nay ở Syria và giúp người dân nước này đạt được những thay đổi mà họ mong muốn.

Do vậy, các nhà lãnh đạo G-8 đã nhất trí hợp tác với nhau trong hàng loạt vấn đề, trong đó có việc giúp Syria thoát khỏi các phần tử khủng bố và cực đoan, lên án việc sử dụng vũ khí hóa học bởi bất cứ bên nào, đồng thời kêu gọi Liên hợp quốc tiến hành điều tra cáo buộc chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học trong thời gần đây.

Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo G-8 cũng cam kết viện trợ thêm gần 1,5 tỷ USD cho các hoạt động nhân đạo ở quốc gia Trung Đông này.

Liên quan đến cuộc chiến chống trốn thuế và gian lận thuế, các nhà lãnh đạo G8 đã nhất trí áp dụng nhiều biện pháp mới, trong đó có việc chia sẻ thông tin về việc nộp thuế của người dân cũng như yêu cầu các công ty đa quốc gia phải báo cáo đầy đủ với các cơ quan thuế vụ về các loại thuế và nơi mà các công ty này đóng thuế.

Tuyên bố chung của hội nghị kêu gọi các nước thay đổi các quy định cho phép các tập đoàn đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang nước khác nhằm trốn thuế hoặc chỉ phải đóng mức thuế thấp hơn.

Theo TTXVN


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.