Những ý tưởng "xanh" trong lĩnh vực giao thông
16:02, 02/07/2010
1. Bảo tàng xanh
Bảo tàng xanh (Physalia A) là tên gọi cho một con tàu rất độc đáo do nhà khoa học người Bỉ Vincent Callebaut vừa phát minh. Sở dĩ nó được gọi là bảo tàng xanh vì trông giống như một bảo tàng nổi và mang tính môi trường cao, có thể sản xuất dư thừa năng lượng so với nhu cầu tiêu thụ thực tế của nó.
Bảo tàng xanh (Physalia A) là tên gọi cho một con tàu rất độc đáo do nhà khoa học người Bỉ Vincent Callebaut vừa phát minh. Sở dĩ nó được gọi là bảo tàng xanh vì trông giống như một bảo tàng nổi và mang tính môi trường cao, có thể sản xuất dư thừa năng lượng so với nhu cầu tiêu thụ thực tế của nó.
Tàu được sơn bằng dioxide titan màu trắng bạc, có khả năng trung hòa được các chất ô nhiễm bằng cách hấp thụ các tia cực tím, tạo ra phản ứng hóa chất làm phân huỷ chất hữu cơ và các chất độc vô cơ, giống như công nghệ được người ta dùng trong ngành sản xuất bê tông công nghệ cao, nó có thể bẻ gãy các hạt huyền phù có trong không khí. Ngoài ra Physalia A còn có khả năng lọc nước, sản xuất điện năng từ năng lượng mặt trời và năng lượng hydro. Theo đó, các tua bin của tàu có thể chuyển đổi các hoạt động của nước thành điện năng, các pin năng lượng ở trên nóc có thể chế ngự ánh sáng mặt trời sau đó chuyển đổi thành điện năng. Trên nóc tàu còn là vườn ươm, trồng các loại cây cảnh để tạo ra không khí thân thiện. Không chỉ dùng cho mục đích giao thông, Physalia A còn là tàu nhà nổi, một bảo tàng hay phòng thí nghiệm sinh thái rất lý tưởng, đặc biệt là nghiên cứu hệ sinh thái nước, bởi vậy Physalia A còn được gọi bằng cái tên khác là phòng nghiên cứu "trái đất", còn đối với khách du lịch Physalia A đích thực là một triển lãm nổi hay "vườn nước" có thể rong ruổi trên sông Thames, trên các sông nổi tiếng của châu Âu, hoặc cũng có thể làm nơi đăng cai hội nghị về biến đổi khí hậu.
2. Sa lộ kiêm chức năng sản xuất năng lượng
Tháng 2-2010, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ (UDT) đã chính thức cấp vốn triển khai dự án đường cao tốc kiêm chức năng sản xuất năng lượng do công ty Solar Roadways (SR) làm chủ đầu tư. Đây là dự án cho ra đời những tuyến đường siêu tốc mà mặt đường được gắn các pin nhiên liệu PV và các bóng đèn LED (điốt phát quang), tất cả những chi tiết này đều có khả năng chịu ứng lực và tạo ra năng lượng, tuyến đường thông minh hoặc những bãi đỗ hiện đại kiêm chức năng sinh điện để nạp cho các phương tiện giao thông. Mỗi tấm panel do hãng SR chế tạo có kích thước 3,6m x 3,6m, sản xuất được 7.600 watt/giờ mỗi ngày với điều kiện nắng 4 tiếng/ngày. Cứ 1,6 km với 4 làn đường có thể tạo đủ nguồn điện dùng cho 500 hộ gia đình. Mỗi tấm panel phát điện này có chi phí đầu tư gần 10.000 USD, cao gấp 3 lần nhựa đường nhưng lại có tuổi thọ gấp 3 lần đường trải nhựa. Trung bình cứ 10 năm phải đại tu bề mặt một lần, như vậy nếu cả đời dự án thì chi phí ngang nhau. Hiện nay dự án này đang tiến hành giai đoạn 1, giai đoạn hai kéo dài 2 năm cho ra đời sản phẩm thương mại, thông qua những dự án đỗ xe.
3.Ra đời các loại phương tiện có tính kinh tế cao về mặt năng lượng
Tháng 2-2010, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ (UDT) đã chính thức cấp vốn triển khai dự án đường cao tốc kiêm chức năng sản xuất năng lượng do công ty Solar Roadways (SR) làm chủ đầu tư. Đây là dự án cho ra đời những tuyến đường siêu tốc mà mặt đường được gắn các pin nhiên liệu PV và các bóng đèn LED (điốt phát quang), tất cả những chi tiết này đều có khả năng chịu ứng lực và tạo ra năng lượng, tuyến đường thông minh hoặc những bãi đỗ hiện đại kiêm chức năng sinh điện để nạp cho các phương tiện giao thông. Mỗi tấm panel do hãng SR chế tạo có kích thước 3,6m x 3,6m, sản xuất được 7.600 watt/giờ mỗi ngày với điều kiện nắng 4 tiếng/ngày. Cứ 1,6 km với 4 làn đường có thể tạo đủ nguồn điện dùng cho 500 hộ gia đình. Mỗi tấm panel phát điện này có chi phí đầu tư gần 10.000 USD, cao gấp 3 lần nhựa đường nhưng lại có tuổi thọ gấp 3 lần đường trải nhựa. Trung bình cứ 10 năm phải đại tu bề mặt một lần, như vậy nếu cả đời dự án thì chi phí ngang nhau. Hiện nay dự án này đang tiến hành giai đoạn 1, giai đoạn hai kéo dài 2 năm cho ra đời sản phẩm thương mại, thông qua những dự án đỗ xe.
3.Ra đời các loại phương tiện có tính kinh tế cao về mặt năng lượng
Kỹ sư người Hà Lan Albert Jacobs vừa đưa ra giới thiệu một số mẫu phương tiện giao thông mới, đặc biệt là xe máy mà ông thiết kế cho hãng Honda của Nhật, tiêu biểu có xe máy 200 MPG Aerocycle. Đây là loại xe có thiết kế trang nhã hình côn, lợi thế về mặt khởi động học, mỗi 4,5l xăng có thể đi được tới 342 km, giá bán xe dự kiến 5.000 USD.
4. Mũ xe máy thông minh
Nhóm các chuyên gia ở Viện Franhofer Đức (GFI) vừa nghiên cứu và phát minh loại mũ bảo hiểm dùng cho xe máy có tên là Helmet Stinks có thể phát ra mùi khó chịu khi mũ đã giảm chất lượng, không bảo đảm chất lượng và báo cho người dùng nên thay mũ mới. Tính năng độc đáo của Helmet Stinks là sử dụng một loại polymer có chứa các con nhộng siêu nhỏ "microcapsule" có độ dày 50 micrometers bên trong chứa các loại dầu phát mùi và khi các polymer bị biến chất, hỏng sẽ tự phát mùi khó chịu, báo cho người dùng biết không an toàn nên thay mũ mới. Các hạt microcapsule cũng có thể áp dụng vào cho các mục đích khác như sản xuất các loại ống dẫn nước, ống dẫn khí đốt hoặc các mục đích tương tự để nó cảnh báo nguy cơ gây sự cố rò rỉ, cháy nổ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
K.N
(Theo PS- 25/ 6/2010)
(Theo PS- 25/ 6/2010)
Ý kiến bạn đọc