6 rôbốt chân tay "giả như thật"
1. Chân rôbốt
Đây là bàn chân rôbốt đầu tiên do các chuyên gia Viện Công nghệ MIT Mỹ chế tạo, dùng cho các chiến binh bị thương trong chiến đấu. Nó đã được cải tiến, khắc phục nhiều nhược điểm của thế hệ chân giả đi trước, vừa nhẹ lại cơ động nhờ một môtơ siêu nhỏ và hàng loạt các lò xo lắp bên trong.
2. Tay rôbốt "vòi voi"
Kaylene Kau, sinh viên Đại học Công nghiệp Nhật Bản vừa nghiên cứu thành công một bàn tay giả rất đặc biệt, khác hoàn toàn với thiết kế truyền thống. Nó có thể cầm nắm đồ vật rất thành thạo, giống y như một chiếc vòi voi thực sự.
3. Chân giả dùng cho phụ nữ
Hãng Aviya Serfaty của Israel vừa trình làng loại chân giả độc đáo có tên là Dutfeet, chuyên dùng cho phụ nữ, với đủ kiểu dáng kèm theo cả giày dép. Một người có thể sở hữu bao nhiêu kiểu tùy ý, phù hợp với màu da, thẩm mỹ mà bản thân ưa thích.
4. Bộ chân giả Robotic Exoskelaton
Bộ chân giả Robotic Exoskelaton hay còn gọi là rôbốt Rex do một công ty của New Zealand sản xuất đã được dư luận nhắc đến nhiều, có nhiều tính năng nổi trội, giúp người tàn tật đang dùng xe lăn nay có thể thể tự đứng lên và đi lại dễ dàng không cần đến trợ giúp của người xung quanh. Việc ra đời bộ chân tay giả Rex được xem là bước tiến nhảy vọt của ngành công nghiệp rôbốt và điều khiển học, tạo ra sản phẩm hữu ích cho con người, thậm chí có thể di chuyển thẳng đứng và ổn định nhờ các con quay hồi chuyển ngay cả trong đám đông. Do không cần nạng nên tay con người được giải phóng để làm các việc khác và giúp cho rôbốt hoạt động hiệu quả hơn.
5. Chân giả có "cá tính"
Nghệ nhân kiêm kỹ sư Joana Hawley ở công ty Charles and Ray Eames vừa hoàn thành một loại chân giả không khác gì chân thật, dựa theo "cá tính" của từng người, theo đúng kích thước cơ bắp, tính cách lẫn màu da, giúp cho người sử dụng tự tin, coi là sản phẩm riêng của mình nên khi mặc quần dài vào khó phát hiện, và quan trọng hơn là tạo ra liệu pháp tinh thần giúp người dùng yên tâm, hoà nhập nhanh với thế giới xung quanh, xóa bỏ mặc cảm nghĩ mình là người tàn tật.
(Theo WBC-6/2011)
Ý kiến bạn đọc