10 phát minh hứa hẹn có lợi cho ngành Y trong tương lai
10 công nghệ dưới đây được xem là những ứng viên sáng giá, đã và đang được áp dụng vào việc khám chữa bệnh cho con người, vừa được tạp chí Realitypod của Mỹ bình chọn và công bố cuối tháng 6 vừa qua.
1. Ra đời phương pháp chữa bệnh ung thư mới
2.Kỹ thuật chẩn đoán nhanh
Kỹ thuật thử lượng tửu của các lái xe được con người ứng dụng từ năm 1954. Khai thác kỹ thuật trên, chuyên gia vật lý Jun Ye ở ĐH Colorado (Mỹ) mới đây đã cho ra đời một thiết bị chẩn đoán bệnh mới vừa có độ chính xác cao lại tiết kiệm được thời gian. Thiết bị có khả năng dò, phân tích được hàng nghìn phân tử sinh học trong cùng một lần thở, biết được chủ thể mắc bệnh hay khỏe mạnh, từ bệnh ung thư cho tới tiểu đường hay xơ cứng. Thiết bị được cung cấp nguồn lazer có tên là lược tần số quang học (Optical frequency Comb), tạo ra một dải các sóng ánh sáng tương tác với các thành phần có trong hơi thở. Theo đó, khi hơi thở đi qua các răng lược nó sẽ tạo ra những tín hiệu cảnh báo. Ví dụ, nếu trong hơi thở có CO, Peroxit Hydro hay Oxit Nitric là những dấu hiệu mắc bệnh hen, không phải chờ hàng tuần mà có thể biết ngay kết quả trong giây lát.
3.Rô bốt khơi thông dòng máu
4. Giàn giáo "xanh" để nuôi trồng tế bào gốc
Việc nuôi trồng tế bào gốc phục vụ cho việc cấy ghép gặp rất nhiều khó khăn và đôi khi các khung giàn giáo bằng vật liệu nhân tạo như plastic hay polime... thường bị chính cơ thể con người đào thải bởi bị coi là vật liệu ngoại lai. Khắc phục tình trạng trên, chuyên gia sinh học Ravi Kane ở Viện Bách khoa Ressellaer Mỹ đã nghiên cứu, tạo được loại giàn giáo cấy sinh học, được cơ thể chấp nhận và tự phân hủy có tên là alginate. Cấu trúc là hợp chất carbohydrate phức có nguồn gốc từ rong biển, có chứa các phân tử nhả chậm hình cầu, được cấy vào giàn giáo nhờ enzyme có tên là alginate lyase. Kết quả, giàn giáo lưu giữ tế bào gốc sẽ tự phân hủy ngay trong cơ thể, cho phép người ta cấy trực tiếp các tế bào gốc vào cho các mô bị tổn thương, tự nó phát triển mà không bị cơ thể người bệnh đào thải. Ví dụ như cấy ghép các tế bào gốc thần kinh cho người bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ), các giàn giáo kiểu này vừa có nhiệm vụ đưa tế bào gốc lại kiêm cả chức năng vận chuyển thuốc chữa bệnh và nhiều chức năng hữu hiệu khác.
5. Kích thích não bằng từ tính để trị bệnh trầm cảm
Theo số liệu thống kê, có tới 20% bệnh nhân trầm cảm không hợp với các loại thuốc, đặc biệt là Prozac, thuốc chữa trầm cảm tốt nhất hiện nay. Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia ở Công ty Sinh học Brainsway của Israel đã tìm ra phương pháp mới có tên là liệu pháp sốc điện (electricshock Therapy) hay còn gọi là kỹ thuật kích thích não bằng từ tính (TMS). Trong kỹ thuật này người ta sẽ dùng các xung từ tính tạo bởi một lõi kim loại lắp trên đầu bệnh nhân, tạo ra các dòng điện nhỏ trong não gây kích thích các tế bào thần kinh tại những vùng nghi gây bệnh trầm cảm mà không gây tổn thương các khu vực chất xám xung quanh. Kỹ thuật nói trên đã được thử nghiệm thành công hồi đầu năm, 40% trong số 64 bệnh nhân tình trạng bệnh được cải thiện tốt, thậm chí còn tốt hơn so với dùng thuốc Prozac rất nhiều. Hiện tại các nhà khoa học đang cải tiến và hoàn thiện kỹ thuật trên để sớm đưa vào ứng dụng, kể cả điều trị một số loại bệnh thần kinh khác, trong đó có bệnh Alzheimer và Parkinson.
6. Ra đời tử cung nhân tạo
7. Chữa sâu răng bằng tế bào gốc
8. Cấy ghép mắt để thay đổi màu mắt
9. Tai nghe "vô hình"
10. Phương pháp cấy ghép tóc mới cho người hói đầu
Viện Nghiên cứu y học Aderans Rescarch Institue ở Atlanta Mỹ hiện đang hoàn thiện một dự án đặc biệt, cho ra đời phương pháp cấy ghép tóc mới cho nhóm người hói đầu. Thay vì cấy ghép các tế bào tóc lấy từ chính mô của người bệnh, với kỹ thuật này các nhà khoa học đã chiết xuất tế bào trong môi trường phòng thí nghiệm, nhân bản và tạo ra hàng trăm chân tóc mới sau đó "bơm" vào cho vùng bị hói. Thử nghiệm trên chuột cho thấy kỹ thuật nói trên rất khả thi, dự kiến 4 đến 5 năm nữa sẽ được áp dụng cho con người.
Ý kiến bạn đọc