08:42, 20/09/2011
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa thông báo: một vệ tinh nhân tạo hỏng của họ đã rời quỹ đạo và có thể rơi xuống một nơi bất kỳ trên trái đất vào ngày 24-9.
Vệ tinh nghiên cứu tầng khí quyển, đặc biệt là tầng ozone (UARS) đã ngừng hoạt động vào năm 2005, sẽ lao xuống với tốc độ 8 km/giây và có rơi xuống một địa điểm bất kỳ trong khu vực giữa 57 độ Bắc và 57 độ Nam của đường xích đạo. Tuy nhiên nguy cơ gây họa của vệ tinh chỉ là 1/3.200, bởi phần lớn vệ tinh sẽ vỡ hoặc cháy trước khi chạm đất hoặc rớt xuống đại dương
Các nhà khoa học của NASA xác định được 26 mảnh vỡ có khả năng rơi xuống tận mặt đất. Chúng có thể nằm rải rác trong một khu vực có chiều rộng từ 400 tới 500km. NASA cho hay, các nhà khoa học của họ chỉ có thể dự báo chính xác vị trí rơi của vệ tinh khoảng hai giờ trước khi nó tiến vào bầu khí quyển.
|
Phi thuyền con thoi Discovery đưa UARS (có khối lượng hơn 6 tấn) lên quỹ đạo vào năm 1991, mang theo 10 thiết bị khoa học dùng để đo nhiệt độ, sức gió, các thành phần của tầng khí quyển… |
Chuyện mảnh vỡ vệ tinh và tên lửa rơi trở về trái đất không có gì mới. Có khoảng 400 mảnh vỡ rơi xuống hồi năm 2010. Mảnh phi thuyền dạng UARS - dài khoảng 10m, đường kính 4,5m – rơi mỗi năm một lần.
|
Mảnh vỡ của Trạm Vũ trụ Hòa Bình khi đi vào bầu khí quyển trước lúc rớt xuống Trái đất tháng 3-2001 |
Vụ rơi vệ tinh nhân tạo gần đây nhất xảy ra vào năm 1979.
|
Vệ tinh Skylab |
Khi đó Skylab, một vệ tinh có khối lượng gấp 15 lần UARS, lao xuống miền Tây của Australia.
G.T (
Dịch, tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc