Multimedia Đọc Báo in

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản tạo được tế bào trứng từ tế bào gốc đa năng cảm ứng

16:45, 06/10/2012

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lần đầu tiên thực hiện thành công việc tạo ra tế bào trứng từ các tế bào gốc đa năng và sử dụng chúng để sinh ra chuột con bằng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Đây là thành tựu của nhóm nghiên cứu do giáo sư Saito Michinori thuộc khoa y sau đại học, trường đại học Kyoto đứng đầu. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra tế bào gốc đa năng cảm ứng, gọi tắt là iPS, từ tế bào của chuột cái. Họ tiêm protein vào các tế bào gốc đa năng này để phát triển tế bào mầm nguyên thủy thành tế bào trứng.
 
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã cấy ghép các tế bào mầm nguyên thủy vào buồng trứng để nuôi dưỡng và cuối cùng đã thành công trong việc tạo ra tế bào trứng.
 
Họ cho trứng này thụ tinh với tinh trùng bình thường trong ống nghiệm và cấy trứng đã thụ tinh vào chuột cái. Chuột cái sau đó đã sinh ra chuột con.
 
Năm ngoái, nhóm nghiên cứu này đã thực hiện thành công việc tạo ra tinh trùng chuột từ tế bào gốc đa năng cảm ứng.
 
Thành công của nhóm có thể giúp đạt được tiến bộ trong việc hiểu được nguyên nhân của tình trạng vô sinh. Tuy nhiên, đồng thời, nó có thể gây ra những vấn đề về đạo đức vì có thể dẫn đến việc tạo ra sự sống với trứng và tinh trùng hình hành từ tế bào của con người.
 
Giang Nam
(Nguồn: NHK World)

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.