Multimedia Đọc Báo in

Sử dụng phụ phẩm trong nông nghiệp làm thức ăn cho bò

05:19, 09/10/2012

Nhóm tác giả của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu thành công việc sử dụng một số loại phụ phẩm nông nghiệp như: vỏ quả ca cao, trái điều chín và xơ mít làm thức ăn cho bò. Điều này đã tạo điều kiện cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh tận dụng nguồn phụ phẩm để chăn nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Theo anh Trương La - người tham gia thực hiện nghiên cứu trên, vỏ ca cao, trái điều chín và xơ mít có hàm lượng dinh dưỡng cao, khi các hộ nông dân sử dụng sản phẩm chế biến từ vỏ quả ca cao để thay thế cho một phần bột ngô, bột gạo làm thức ăn cho bò sẽ giảm được chi phí đầu tư cho chăn nuôi. Nhóm đã tiến hành thực hiện nghiên cứu và chế biến vỏ quả ca cao tươi sau khi đã tách hạt theo hai hình thức: đem phơi khô, nghiền thành dạng bột và ủ vỏ quả tươi để làm thức ăn cho bò. Qua phân tích cho thấy, trong vỏ ca cao chế biến theo các dạng trên có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, cụ thể: prôtêin thô 6,91%, xơ thô 33,17%, lipít 1,29%, chất khoáng tổng số 8,29%. Theo đó, trong quá trình chăn nuôi, bà con nông dân nên sử dụng bột ca cao khô nuôi bò với tỷ lệ 25%, 30% và 35% thay thế một phần bột ngô trong khẩu phần ăn. Bà con cũng có thể bổ sung bột vỏ ca cao dưới dạng bánh dinh dưỡng cho bò để giúp tăng trọng tốt hơn, đồng thời nếu ủ vỏ bột ca cao với bột ngô theo tỷ lệ 6%, 9% và 12% thì thời gian được bảo quản trên 90 ngày. Đối với trái điều, sau khi thu hái điều chín tách hạt, đem ủ với bột sắn hoặc rơm khô theo tỷ lệ 6% và 9% thời gian bảo quản được 90 ngày trở lên, có chất lượng tốt. Qua theo dõi bò sử dụng nguồn thức ăn bổ sung này đã phát triển và sinh trưởng tốt, tăng trọng cao hơn bò không ăn thức ăn bổ sung. Nông dân có thể sử dụng loại sản phẩm này làm thức ăn dự trữ cho bò trong những ngày mùa khô khan hiếm cỏ tươi. Đối với loại vỏ xơ mít ủ chua cùng bột ngô theo tỷ lệ 3%, 6% và 9% trong thành phần với thời gian trên 90 ngày. Khi sử dụng vỏ xơ mít ủ chua nuôi bò, hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn đối với bò cho ăn rơm ủ urê.

Trước thực trạng giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, đồng cỏ tự nhiên bị thu hẹp dần thì việc ứng dụng kết quả nghiên cứu và thực nghiệm trên vào chăn nuôi sẽ giải quyết một phần về nguồn thức ăn cho bò trong mùa khô, đồng thời tạo được sự kết hợp tốt giữa sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả với chăn nuôi.

T.N


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.