Multimedia Đọc Báo in

5 mối đe dọa của điện thoại di động đối với sức khỏe con người

08:28, 23/11/2012

Phải nói ngay rằng điện thoại di động (ĐTDĐ) là công cụ có ích cho con người, nhất là trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, song cũng không thể phủ nhận được những mặt trái của nó, đặc biệt là tác hại đến sức khỏe con người. Năm 2011, Phân ban Nghiên cứu Ung thư quốc tế thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liệt ĐTDĐ vào danh sách những vật dụng gây bức xạ điện từ,  gây ung thư cho con người và ngay đầu năm 2012 chính phủ Mỹ đã yêu cầu Ủy ban truyền thông Liên bang (FCC) xem xét những kết quả nghiên cứu, đánh giá lại những nghiên cứu có liên quan đến công cụ này để thông báo cho dư luận biết, đặc biệt là 5 rủi ro mà một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện và công bố .

1. Gây gián đoạn giấc ngủ

   Theo một số nghiên cứu gần đây phát hiện thấy việc dùng điện thoại thông minh hoặc iPad trước khi đi ngủ sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Đặc biệt, các nhà khoa học còn phát hiện thấy phơi nhiễm quá nhiều ra môi trường ánh sáng nhân tạo từ 1-2 giờ trước khi đi ngủ sẽ gây triệt tiêu quá trình bài tiết melatonine hormone, gây gián đoạn nhịp sinh học và các dạng ngủ-thức của cơ thể.

2.jpg
2.jpg

- Giải pháp: Trước 2 giờ khi lên giường đi ngủ nên tránh xa ánh sáng nhân tạo, nhất là nguồn sáng quá mạnh. Thay vì vào máy tính đọc sách báo, gửi e-mail thì nên đọc sách báo, hay giải trí cùng gia đình, tránh xa các phương tiện điện tử.

2. Gây tổn thương tinh trùng

Điện thoại thông minh thường đi kèm cảnh báo cho biết mức độ bức xạ, mức độ này thường vượt qua ngưỡng quy định của FCC, đáng tiếc do lợi ích quá lớn của ĐTDĐ nên nhiều người bỏ qua. Ngoài ra do những dòng chữ cảnh báo quá nhỏ nên người ta không đọc được. Chính các hãng sản xuất điện thoại cũng khuyến cáo mọi người không nên kè kè ĐTDĐ bên người. Riêng đối với nhóm đàn ông còn ở độ tuổi sinh sản thì nên chú ý đến cảnh báo nói trên. Tiến sĩ Devra Davis, chuyên gia nam học của Mỹ cho biết phơi nhiễm môi trường bức xạ ĐTDĐ sẽ làm cho tinh trùng bị triệt tiêu và mức độ tàn phá ADN nhanh gấp 3 lần so với nhóm người không phơi nhiễm, nhất là những người để ĐTDĐ trong túi quần gần sát với vùng chuyên “sản xuất” tinh dịch.

- Giải pháp: Theo nghiên cứu của Viện công nghệ MIT và ĐH Princeton, Havard và California, thì cách tốt nhất là nên để xa ĐTDĐ ra ngoài cơ thể con người, không nên để trong hộp vì nó làm tăng mức bức xạ nguy hiểm.

3. Tăng bệnh ADHD và vấn đề liên quan đến trí nhớ

Theo một nghiên cứu trên chuột do các chuyên gia ở ĐH Yale Mỹ thực hiện năm 2012, công bố trên tạp chí Scientific Report cho biết, nếu bào thai phơi ra môi trường bức xạ ĐTDĐ thì rủi ro mắc bệnh rối loạn thần kinh như bệnh ADHD và bệnh suy giảm trí nhớ rất lớn.

- Giải pháp: Trước tiên nên đưa máy về chế độ an toàn. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng có thể không cần phải bật chế độ làm việc cho các bộ phận truyền phát không giây. Nên tư vấn cho trẻ, người thân về cách sử dụng ĐTDĐ và iPad an toàn, nhất là khi đi trên máy bay vào các trạm xăng hoặc những nơi cấm sử dụng ĐTDĐ. Nên tắt chế độ làm việc thiết bị truyền phát wi-fi và 3G để giảm mức bức xạ, chỉ nên dùng các tiện ích cần thiết như nghe nhạc xem phim hay chơi game.

4. Gây giòn xương

Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Journal of Gragriofacial Surgy của Mỹ cho biết đeo máy ĐTDĐ bên hông không chỉ ảnh hưởng đến các bộ phận sinh sản mà còn làm suy yếu xương, làm giảm tỷ trọng xương và dễ gây giòn và gẫy xương.

- Giải pháp: Nên dùng loa thay cho nói chuyện trực tiếp, áp sát vào tai và đầu hoặc. Nếu có điều kiện thì nhắn tin hoặc gửi mail càng tốt, riêng khi lái xe, tham gia giao thông thì không nên thực hiện thao tác nói trên.

5. Làm tăng bệnh suy giảm cương cứng

Một trong những rủi ro tiềm ẩn của việc dùng ĐTDĐ ở đàn ông, nhất là những người luôn luôn mang theo ĐTDĐ là làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giảm cương cứng (Erectile Dysfunction). Mức độ rủi ro mắc bệnh cao gấp 2 lần so với những người không dùng thiết bị này. Bệnh suy giảm cương cứng, gọi tắt là bệnh ED là căn bệnh bất lực trong sinh hoạt tình dục ở đàn ông, nó làm cho bộ phận sinh dục không đạt độ cương cứng cần thiết và là thủ phạm gây chứng vô sinh ở đàn ông.

- Giải pháp: Ngoài việc để xa ĐTDĐ thì khi ngủ cũng không nên để ĐTDĐ gần người. Nếu dùng  làm đồng hồ báo thức thì để trên bàn cách xa giường nằm. Đối với phụ nữ cũng nên áp dụng các nguyên tắc trên, không nên để ĐTDĐ vào trong lồng ngực, trong áo con bởi bức xạ từ ĐTDĐ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các mô vú, và lâu ngày sẽ gây căn bệnh ung thư nguy hiểm.

Khắc Nam

(Theo Rodale -11-2012)


Ý kiến bạn đọc