Multimedia Đọc Báo in

Dự án BMGF-VN giai đoạn II, bước 2: Dak Lak hình thành hơn 40 điểm truy cập công cộng cấp xã

15:15, 29/11/2013

Dak Lak là một trong 16 tỉnh tham gia bước 2, giai đoạn II Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill and Melinda Gates tài trợ (Dự án BMGF-VN). Trong đợt này, Dak Lak được nhận 370 bộ máy tính, nhiều thứ hai chỉ sau tỉnh Gia Lai.

Người dân 16 tỉnh có thêm cơ hội tiếp xúc với Internet.
Người dân 16 tỉnh có thêm cơ hội tiếp xúc với Internet.

Trong khuôn khổ dự án, Lễ bàn giao thiết bị cho 16 tỉnh vừa mới diễn ra tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Trong bước 2, giai đoạn II, Dự án đã lắp đặt hơn 4.600 bộ máy tính và các trang thiết bị khác kết nối Internet cho 665 điểm Thư viện công cộng và Bưu điện văn hóa xã. Trong số 370 máy tính trang bị cho tỉnh Dak Lak, có 210 bộ được trang bị cho thư viện công cộng cấp xã và bưu điện văn hóa xã. Với việc miễn phí cước truy cập tại thư viện xã, giảm 50% cước truy cập tại Bưu điện văn hóa xã, giờ đây người dân tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh Dak Lak đã có điều kiện tiếp cận với nguồn thông tin khổng lồ trên internet, phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, học tập hay giải trí lành mạnh. Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái, việc hình thành được hệ thống truy cập tuyến xã là một trong những kết quả quan trọng mà dự án mang lại cho ngành thư viện Việt Nam: “Với 500 xã được trang bị máy tính, Dự án đã tạo cơ hội để ngành văn hoá phát triển mạng lưới thư viện xã, góp phần thực hiện thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính phủ Việt Nam.

Với những hoạt động truyền thông và đào tạo cho cán bộ thư viện, Dự án BMGF-VN đang góp phần thực hiện tầm nhìn của các thư viện công cộng Việt Nam, đó là trở thành trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục hữu ích, tạo điều kiện cho việc học tập suốt đời của người dân ở địa phương. 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.