Những dược thảo tốt cho thận
1. Trà xanh
Trà xanh đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm và lợi tiểu. Nó cũng chứa các hợp chất gọi là polyphenol có tác dụng ức chế sỏi thận, thậm chí có thể ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư. Polyphenol được nghiên cứu và chứng minh khả năng hoạt hóa kháng oxy hóa rất cao, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh do stress oxy hóa, rối loạn liên quan đến thận. Nếu thường xuyên uống trà xanh có thể làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư, bệnh thận, riêng chiết xuất từ trà xanh có chứa polyphenol và caffein có tác dụng sinh nhiệt và kích thích quá trình ôxy hóa chất béo, làm tăng tỉ lệ trao đổi chất tới 4% mà không làm tăng nhịp tim.
2. Cỏ gà
Cỏ gà hay cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ Bermuda..., mọc hoang dã hoặc được trồng tại những vùng có khí hậu ấm ở nhiều nơi trên thế giới. Cỏ gà rất giàu polysaccharides, dầu bốc, dịch nhầy và các chất dinh dưỡng khác, có tác dụng tăng sản xuất nước tiểu và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm bàng quang và niệu đạo. Ngoài ra, cỏ gà còn có tính năng lợi tiểu, làm giảm đau và có tính chất kháng khuẩn cao, có khả năng hòa tan một phần sỏi thận. Các nhà nghiên cứu Italia phát hiện thấy, nếu kết hợp với kali citrate, chiết xuất khô của cỏ gà sẽ làm giảm đáng kể số lượng lẫn kích thước sỏi tiết niệu sau 5 tháng điều trị ngẫu nhiên có kiểm soát.
3. Địa hoàng
Địa hoàng (Rehmannia), hay sinh địa (tên khoa học Rehmannia glutinosa) là một loài thực vật thuộc chi Địa hoàng, họ Cỏ chổi (Orobanchaceae). Trong Đông y, địa hoàng là một cây thuốc nhưng lại là loại thảo dược ít được biết đến ở phương Tây. Rễ địa hoàng hấp được sử dụng rộng rãi để tăng cường sức khỏe thận với hiệu quả cao. Phytosterol, chất chống oxy hóa, cùng với glycosid iridoid có trong địa hoàng được xem là có lợi ích trong việc điều trị bệnh thận.
4. Bằng lăng
Bằng lăng (Banaba), tên khoa học Lagerstroemia speciosa L, loài cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Á, Ấn Độ, và các vùng nhiệt đới khác. Bằng lăng được sử dụng từ thời cổ đại như một vị thuốc lợi tiểu tự nhiên, tốt cho thận và bàng quang. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thành phần axit corosolic của bằng lăng có thể cải thiện mức độ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường II; lá được sử dụng như một chất giảm nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu dùng thường xuyên trà chế từ lá bằng lăng có thể làm giảm bớt sự khó chịu liên quan đến sỏi thận và giúp ngừa bệnh sỏi mật. Hiện tại, khoa học đang nghiên cứu công dụng hỗ trợ giảm cân của bằng lăng trong việc giảm hấp thụ carbohydrate, giảm béo, trị tiêu chảy, táo bón, viêm thận, chứng khó tiểu và các rối loạn đường tiết niệu khác.
5. Trà Java
Trà Java hay trà lá cây râu mèo, cây bông bạc, tên khoa học là Orthosiphon stamineus, thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae). Trà Java có tác dụng làm kiềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu này có tác dụng giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, hạn chế sự lắng đọng tạo thành sỏi thận. Theo y học cổ truyền, trà Java có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, nhiễm trùng thận và thúc đẩy chức năng thận, bởi giàu hợp phần hữu ích như flavon, glycoside, dầu bốc và kali. Ngoài ra, trà Java còn có tác dụng trị bệnh gout, tiểu đường và thấp khớp rất hiệu quả.
6. Quả nam việt quất
Ban đầu người ta cho rằng loại quả này có lợi cho điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng qua nhiều nghiên cứu cho thấy, quả nam việt quất còn có tác dụng hạn chế sự hình thành sỏi thận, bởi nó rất giàu axit quinic, hóa chất mang tính axit mà cơ thể không thể hòa tan được. Chất này giúp tạo ra nhiều nước tiểu có tính axit, từ đó có thể ngăn ngừa việc hình thành các ion phosphate và canxi tạo sỏi thận.
7. Bồ công anh
Bồ công anh (Dandelion) còn có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, rau bao..., mọc hoang ở nhiều nơi. Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày-tá tràng, viêm gan, viêm họng. Nếu dùng ở dạng trà, có tác dụng rất tốt cho sức khỏe gan và thận. Bồ công anh giàu kẽm, kali, sắt và vitamin A, C, D và B-Complex. Riêng rễ chứa thành phần hoạt hóa có thể giúp làm tan sỏi thận nhanh, hiệu quả.
8. Gừng
Trong hơn 2.000 năm qua, gừng đã được sử dụng để điều trị nhiều chứng rối loạn liên quan đến thận. Qua các thực nghiệm khoa học cho thấy, gừng có chứa các thành phần hoạt hóa, giúp kích hoạt con đường chống oxy hóa dẫn đến tăng cường bảo vệ thận, nhất là các yếu tố dinh dưỡng quý như vitamin C, axit folic, Vitamin B3, sắt, canxi và protein....
9. Dưa chuột
Dưa chuột có chứa tới 97% là nước. Nếu ăn sống, đây được xem là nguồn dinh dưỡng có giá trị cho cơ thể, bổ sung vitamin A, vitamin C, lutein, beta carotene, canxi, magiê, protein, phốt pho và canxi. Dưa chuột là loại quả có tính năng lợi tiểu và nhuận tràng, rất tốt cho nhóm người bị bệnh thận; giúp loại bỏ chất độc hại trong thận cũng như làm tan sỏi bàng quang, sỏi thận.
10. Hành
Nghiên cứu cho thấy hành, kể cả hành tây, rất hữu ích trong việc giảm đau do sỏi thận gây ra. Nếu dùng thường xuyên nước hành ép, nhất là hành tây sẽ giúp làm tan và đưa sỏi thận ra ngoài sau ít nhất 24 giờ.
Nguyễn Khắc Nam
(Theo Herbsinfo -2/2016)
Ý kiến bạn đọc