Multimedia Đọc Báo in

Quy trình trồng và chăm sóc nấm chân dài phù hợp với điều kiện tỉnh Đắk Lắk

18:14, 28/06/2016

Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh vừa nghiên cứu thành công đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm Nấm chân dài (Clitocybe maxima) tại tỉnh Đắk Lắk”.

a
Nấm chân dài: (Ảnh minh họa)

Qua việc điều tra khảo sát 50 hộ trồng nấm tại TP. Buôn Ma Thuột, các huyện Ea Súp, Krông Pắc, Krông Ana cùng với xây dựng mô hình và hoàn thiện quy trình trồng nấm chân dài tại tỉnh cho thấy, khả năng sinh trưởng, năng suất, hiệu quả kinh tế và khả năng nhân rộng Nấm chân dài rất phù hợp với địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể, theo kết quả điều tra, tại TP. Buôn Ma Thuột tỉ lệ hộ trồng nấm đang có xu hướng tăng cao, từ một vài mô hình nhỏ lẻ, đến nay đã có khoảng trên 100 hộ trồng nấm với quy mô từ 10.000 bịch trở lên, thu nhập bình quân từ 100-200 triệu đồng/năm. Riêng các huyện, nghề trồng nấm cũng đang phát triển, trung bình mỗi huyện có khoảng 30-40 hộ trồng nấm; trong đó, huyện Ea Súp là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu rơm nhiều nhất, phục vụ công việc trồng nấm ở các địa phương…

Thúy Hồng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.