Multimedia Đọc Báo in

Giải Nobel Y học 2016 dành cho khám phá về cơ chế "tự thực"

08:19, 08/10/2016
Viện Karolinska Stockholm (Thụy Điển) vừa thông báo, Giải Nobel Sinh lý học và Y học thứ 106 (năm 2016) đã được trao cho ông Yoshinori Ohsumi, người Nhật (71 tuổi), hiện là giáo sư Viện Công nghệ Tokyo nhờ khám phá cơ chế quan trọng trong hệ thống phòng thủ của cơ thể liên quan đến quá trình xuống cấp và tái tạo tế bào, được biết đến là cơ chế tự thực (autophagy) - quá trình cơ bản trong tế bào cơ thể con người.
 
Quá trình này đảm nhận vai trò quan trọng trong các loại bệnh nan y thường gặp như ung thư, Alzheimer, tiểu đường tuýp 2, dị tật bẩm sinh từ virus Zika và rất nhiều bệnh tàn phá khác.
Yoshinori Ohsumi, nhà khoa học Nhật Bản được trao giải Nobel Y học 2016
Yoshinori Ohsumi, nhà khoa học Nhật Bản được trao giải Nobel Y học 2016.

Theo thông báo của Ủy ban giải thưởng, công trình của Yoshinori Ohsumi liên quan đến một loạt các "thí nghiệm rực rỡ" trong những năm 90 của thế kỷ trước về nấm men bánh mì giúp khoa học hiểu được cơ chế tế bào khi thích nghi với khó khăn, căng thẳng mà con người phải gánh chịu như nạn đói và nhiễm trùng. Nhờ nghiên cứu hàng nghìn đột biến nấm men, Ohsumi đã xác định được 15 gen quan trọng cho quá trình tự thực. Hóa ra, cơ chế này giống như cơ chế tồn tại trong tế bào của con người. “Những khám phá của Yoshinori Ohsumi mở đường dẫn đến sự hiểu biết về việc tế bào tái tạo các thành phần của chúng liên quan đến tự thực. Chẳng hạn như thích ứng với nạn đói mà không có thức ăn hoặc thích nghi với viêm nhiễm", Ủy ban Nobel nhận xét.

Tự thực (autophagy) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, cấu thành từ tiền tố auto (nghĩa là tự) và phagein (ăn). Hiểu theo nghĩa đen là "tự ăn", một quá trình tái tạo tế bào, loại bỏ protein bị tổn thương và các bào quan. Khi quá trình này không thành công, nó có thể tăng tốc độ lão hóa tế bào và phát sinh ra các loại bệnh liên quan đến lão hóa. Ở chiều ngược lại, nếu tự thực "quá nhiều" có thể thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng các tế bào khối u trong ung thư và kháng lại các liệu pháp điều trị.

Như đề cập ở trên, Ohsumi đã sử dụng men bánh mì để xác định các gen điều khiển quá trình tự thực vào những năm 90 và sau đó chứng minh rằng cơ chế này cũng hoạt động tương tự ở người. Khám phá của Ohsumi hy vọng sẽ mở đường cho các công trình nghiên cứu về việc chống lão hóa, chống bệnh Parkinson, Alzheimer, thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư và nhiều chứng bệnh nan y khác.

Duy Hùng

(Dịch từ Guardian/Washingtonpost- 10//2016)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.