Multimedia Đọc Báo in

Những công nghệ lưu giữ dữ liệu cho tương lai

07:30, 02/10/2016

Công nghệ số hiện đang được ứng dụng rộng rãi khắp thế giới, nhưng trong tương lai, sẽ có những ứng dụng công nghệ mới lưu giữ thêm nhiều dữ liệu, dài hơn, cần ít không gian và tiêu thụ ít năng lượng hơn.

Đĩa dữ liệu thủy tinh 5D

Một trong những công nghệ mới hứa hẹn lưu giữ dữ liệu lý tưởng là công nghệ đĩa thủy tinh 5 chiều  (5D). Đây là sáng kiến do nhóm chuyên gia ở Trung tâm Nghiên cứu quang điện Đại học Southampton, Anh phát triển. Công nghệ này mã hóa dữ liệu trong cấu trúc tinh thể nano và nhúng vào đĩa thủy tinh 5 chiều. Đĩa 5D này có kích thước bằng đồng xu nhưng lại có khả năng lưu trữ lên đến 360 terabytes dữ liệu, khả năng chịu được nhiệt độ cao tới 190°C, dài tới 13,8 tỷ năm, tương đương tuổi của vũ trụ. Và không giống như  đĩa CD hay DVD, nó không hề bị trầy xước, an toàn gần như tuyệt đối.

Trung tâm dữ liệu dưới lòng đại dương

Ngoài công nghệ điện toán đám mây, hãng Microsoft của Mỹ hiện đang thử nghiệm dự án lưu giữ dữ liệu dưới lòng đại dương có tên Natick. Mục tiêu của Natick là xây dựng những máy chủ dữ liệu kín và thả xuống vùng biển ngoài khơi Washington thuộc Thái Bình Dương. Sau 2 tháng thử nghiệm, những chiếc container chứa máy chủ nặng trên 17 tấn này được kéo lên để kiểm tra. Kết quả, tất cả các thiết bị đều hoạt động bình thường, dữ liệu tương đương 300 máy tính để bàn vẫn hoạt động tốt và khô ráo. Kết quả thử nghiệm giúp Microsoft xây dựng trung tâm dữ liệu dưới đại dương, để bảo quản dữ liệu trong tương lai.

Lưu giữ dữ liệu dưới lòng đại dương.
Lưu giữ dữ liệu dưới lòng đại dương.

Lưu giữ dữ liệu bằng các tòa nhà chọc trời của Iceland

Tuy vẫn còn trong giai đoạn khái niệm nhưng dự án lưu giữ dữ liệu bằng các toà nhà chọc trời của Iceland đang mở ra nhiều triển vọng. Nguyên lý hoạt động giống như một bo mạch chủ hình ống khổng lồ, sử dụng luồng không khí tự nhiên để làm mát hệ thống bên trong và vận hành bằng 100% năng lượng sạch. Lưu giữ dữ liệu bằng các toà nhà chọc trời cùng một lúc giải quyết được nhiều vấn đề, tòa tháp vừa có kiến trúc môi trường thân thiện lại kiêm cả chức năng lưu giữ. Thiết kế này vừa đoạt giải ba trong cuộc thi  năm 2016 mang tên eVolo Skyscraper.

Lưu giữ bằng đĩa cứng thạch anh

Hãng Hitachi của Nhật vừa nghiên cứu sản xuất thành công một loại đĩa cứng thạch anh 5D để lưu giữ dữ liệu. Bằng cách sử dụng mã nhị phân, các nhà khoa học đã tích hợp 40 MB dữ liệu vào mẩu thạch anh có diện tích 1 inch vuông, dày 2 mm. Kích thước khiêm tốn như vậy nhưng chiếc đĩa này lại có sức chứa tương đương 1 chiếc CD, khả năng chịu nhiệt tới 1.000°C và chịu được nhiều loại hóa chất. Dữ liệu trong chiếc đĩa này sẽ được lấy ra bằng kính hiển vi quang học và giống như tấm kính trong suốt, người ta có thể lưu giữ bao nhiêu dữ liệu tùy ý.

Lưu dữ liệu bằng "dầm nổi"

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đến từ Hàn Quốc và Scotland đã phối hợp phát triển một hệ thống lưu trữ mới có tên floating cantilever (dầm nổi) tương tác cùng dòng điện chuyển thông tin thành mã nhị phân để hình thành dữ liệu, phù hợp cho các tiện ích nhỏ như điện thoại di động và máy nghe nhạc MP3. Hệ “dầm nổi” có tốc độ nhanh, vượt trội hơn các thiết bị thông thường, tiêu thụ rất ít điện năng và  được xem là bước đột phá lưu giữ dữ liệu trong tương lai.

Biến mỏ hoang thành trung tâm lưu giữ dữ liệu

Trong khi nhiều nhà nghiên cứu loay hoay phát triển các phương pháp mới để lưu trữ dữ  liệu thì họ không biết được rằng nó đang ở cạnh chúng ta. Đó chính là những khu mỏ bỏ hoang. Đó là kho dữ liệu ngầm lý tưởng với nhiều ưu thế như có sẵn, nhiệt độ thấp và độ ẩm kiểm soát được. Một trong những dự án tiên phong là của hãng Callison, ở Washington (Mỹ) hiện đang được khởi công tại miền bắc nước Mỹ, biến các mỏ hoang thành trung tâm lưu giữ dữ liệu, tuy nhiên, do tính bảo mật nên nhiều thông tin về dự án này vẫn chưa được tiết lộ.

Khắc Nam

(Dịch từ Engadget- 8/2016)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.