Cảnh báo những tác động tiêu cực của mặt trời lên trái đất
Bên cạnh những tác động tích cực, mặt trời còn có những tác động tiêu cực lên trái đất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống muôn loài trên hành tinh xanh.
Lỗ khổng lồ trên mặt trời
Các nhà thiên văn học tại Cơ quan Nghiên cứu Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã phát hiện thấy một khu vực trông như vực thẳm khổng lồ trên bề mặt của mặt trời. Lỗ thủng này được Đài quan sát Solar Dynamics Observatory của NASA chụp được, có kích thước lớn gấp 50 lần trái đất. Chúng thường xuất hiện dưới dạng "khu vực tối" trên bề mặt của mặt trời theo chu kỳ 11 năm. Lỗ khổng lồ này được giới thiên văn đặt tên là lỗ nhật hoa (Coronal Hole) gây nên những cơn gió mặt trời cực mạnh, xảy ra khi từ trường không thể quay ngược trở lại bề mặt của mặt trời, mà thay vào đó gửi đi những dòng phân tử qua những cơn gió mặt trời với tốc độ cực lớn. Lỗ nhật hoa đã từng được phát hiện vào đầu thập niên 70 ở thế kỷ trước, nó tạo ra dòng chảy phân tử qua những cơn gió mặt trời với tốc độ lên tới 800 km/s.
Gây nguy hiểm cho các chuyến bay liên hành tinh
Mọi người đều biết, cuộc sống trên trái đất giống như một chiếc máy đếm thời gian và có thể kết thúc bất cứ lúc nào khi hành tinh của chúng ta không còn sự sống. Nhiều người tin rằng chúng ta sẽ cần phải khám phá các hành tinh mới dự phòng. Để làm được điều này, con người cần có các chuyến bay “liên hành tinh" bằng các công cụ hiện đại nhất. Tuy nhiên, theo NASA, có hai loại bức xạ mà các phi hành gia phải đối mặt một khi rời khỏi "bong bóng" bảo vệ của từ quyển trái đất: bức xạ phát ra từ các tia vũ trụ thiên hà và bức xạ phát ra từ chính bản thân mặt trời. Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những công nghệ mới bảo vệ con người khỏi các dạng bức xạ nói trên, nhưng ngay cả một chuyến đi ngắn đến sao hỏa cũng gặp nhiều thách thức. Điều này khiến nhân loại đặt câu hỏi: liệu con người có thể tìm ra cách bảo vệ bản thân khỏi bức xạ trước khi cập bến tới một hành tinh mới hay không?
Mặt trời cuối cùng sẽ bốc hơi hết nguồn nước của trái đất
Giống như mọi thứ khác, mặt trời cũng có vòng đời riêng của nó. Do mặt trời cũng được phân loại là một ngôi sao chuỗi chính nên trong giai đoạn này nó tồn tại khá ổn định và dành thời gian để chuyển đổi ôn hòa hydro thành helium. Liên quan đến chủ đề trên, khoa học thấy cả cái được lẫn mất. Tin tốt lành là, một ngôi sao có kích thước như mặt trời thường dành khoảng 8 tỷ năm trong giai đoạn này để tồn tại, mặt trời ước đã được khoảng 4,5 tỷ năm tuổi, tức là tuổi thọ của nó còn khá dài, vẫn còn khá nhiều thời gian dành cho sự sống.
Mặt trời tăng thêm 10% ánh sáng sẽ làm bốc hơi hết nguồn nước của trái đất. |
Tuy nhiên, khi mặt trời đốt cháy hydro, nó có thể làm tăng độ sáng với tốc độ khoảng 10%/1 tỷ năm hoặc lâu hơn. Hậu quả, gia tăng hiệu ứng khí nhà kính, làm cho đại dương nóng lên và chu trình này sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi mặt đất khô cằn trong khi đó nước lại có nhiều trong khí quyển dù nhiệt độ cực lớn. Cuối cùng dẫn đến hiện tượng phân tách phân tử, cho phép nước thoát khỏi khí quyển như oxy và hydro. Vì vậy, về cơ bản, mặt trời sẽ làm "chảy máu" bầu khí quyển ngay sau khi làm khô các đại dương của trái đất.
Mặt trời sẽ tàn lụi
Các mô hình khác nhau dự đoán về sự lụi tàn của hành tinh chúng ta đã được các nhà khoa học đưa ra. Trong các mô hình này, các nhà khoa học quan tâm nhất đến mặt trời và tuy chưa thống nhất về thời gian nhưng các nhà khoa học đều nhất trí sớm muộn mặt trời sẽ tàn lụi. Một số mô hình cho rằng cuộc sống sẽ kết thúc nhanh chóng, hành tinh của chúng ta sẽ trở thành một hành tinh cằn cỗi trong vòng một vài năm.
Hiện tại mặt trời đang ở trạng nóng trắng (white-hot), sau đó chuyển sang giai đoạn mát mẻ trước khi nóng rực. Mặt trời sẽ phát triển lớn hơn, sáng hơn, và cuối cùng kéo trái đất đến một sự hủy diệt đáng sợ trong bề mặt màu đỏ khổng lồ của nó. Nhiều nhà khoa học đồng ý, trong tương lai xa xôi, mặt trời có thể sẽ co ngót trở thành một ngôi sao lùn trắng trước khi cạn kiệt nhiên liệu và trở thành tinh vân hành tinh (planetary nebula).
Nguyễn Duy (Dịch từ NG/LC- 8-2018)
Ý kiến bạn đọc