Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị kết nối cung - cầu công nghệ tỉnh năm 2018

16:39, 03/08/2018
Sáng 3-8, Sở Khoa học & Công nghệ đã tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu công nghệ tỉnh năm 2018. 
 
Tham dự có đại diện lãnh đạo các ban, ngành hữu quan và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
 
a
Các đại biểu cắt băng khai trương Điểm kết nối cung - cầu công nghệ tỉnh.

Tại Hội nghị, Sở KH&CN đã tổ chức khai trương Điểm kết nối cung – cầu Công nghệ tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh. Theo đó, Điểm kết nối cung – cầu công nghệ tỉnh sẽ là nơi trưng bày, giới thiệu, mua bán công nghệ và xúc tiến chuyển giao công nghệ trong và ngoài tỉnh. Cụ thể, thực hiện các dịch vụ như tư vấn công nghệ, kết nối đầu tư tài chính – công nghệ, tư vấn cải tiến kỹ thuật với sự tham gia của các chuyên gia tư vấn trực tuyến; tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng đàm phán chuyển giao, mua bán công nghệ; hình thành mạng lưới các điều phối viên về chuyển giao công nghệ; xây dựng dữ liệu công nghệ, chuyên gia công nghệ; tổ chức các buổi giới thiệu, trình diễn mô hình công nghệ, hội thảo chuyên đề và theo nhu cầu của doanh nghiệp trong tỉnh nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ trong các ngành, lĩnh vực sản xuất và kinh doan… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

d
Chương trình kết nối trực tuyến giữa Điểm kết nối cung - cầu công nghệ tỉnh và Điểm đầu của Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ (Bộ KH&CN)

Được biết, hiện nay cả nước chỉ mới có 6 điểm kết nối cung – cầu công nghệ, gồm: TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Phú Yên, Đắk Lắk và TP. Hà Nội (2 điểm).

Cũng trong Hội nghị đã diễn ra chương trình kết nối trực tuyến về Tư vấn Công nghệ sản xuất tinh bột chuối và Giới thiệu hệ thống thiết bị xay, sấy cà phê theo công nghệ chế biến ướt quy mô nông hộ.
 
Thúy Hồng
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.