Multimedia Đọc Báo in

Những phát minh mới giúp phòng chống dịch bệnh, thảm họa

10:58, 28/02/2020

Thiết bị phát hiện nhanh vi rút Corona

Đại học Khoa học Công nghệ Hongkong (HUST) vừa phát triển thiết bị có khả năng phát hiện vi rút corona trong 40 phút bằng phương pháp làm nóng chậm kiểm tra DNA có tên Phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Nguyên lý hoạt động của thiết bị là gia nhiệt các mẫu thử lên 30 độ C mỗi giây, tăng 4-5 độ C mỗi giây so với phương pháp cũ. Nhờ gia nhiệt nhanh nên kết quả xét nghiệm cũng chóng vánh. Với thiết bị mới này, thời gian có kết quả xét nghiệm xác định chủng vi rút giảm từ 90 - 180 phút xuống còn 40 phút. Phát minh đã được cấp chứng nhận CE quốc tế (tiêu chuẩn EU) và được đưa vào sử dụng thử nghiệm tại một số trung kiểm soát dịch bệnh ở Thâm Quyến và Hàng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hồ Bắc – vùng tâm điểm của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra tại Trung Quốc.

Khẩu trang diệt vi rút sử dụng tới 100 lần

Khẩu trang diệt vi rút là sản phẩm mới của hãng Sonoviam (Israel) đang nghiên cứu sản xuất. Loại khẩu trang này có khả năng diệt các loại siêu vi rút, vi khuẩn, nấm độc khi chúng tiếp xúc với khẩu trang. Đặc biệt hơn, khẩu trang có thể tái sử dụng đến 100 lần, kể cả khi giặt lâu trong nước 75°C và nếu giặt ở nhiệt độ 92°C thì có thể dùng tới 65 lần. Khẩu trang này được sản xuất theo công nghệ siêu âm xử lý các sợi polyester-cotton, sáng chế của hai giáo sư hóa thuộc Đại học Bar-Ilan. Các phân tử nano kháng khuẩn sẽ được “nhúng” vào sợi nên có tác dụng bảo vệ người dùng. Qua thử nghiệm, loại sợi kháng khuẩn của Sonovia có khả năng diệt 6 loại vi khuẩn, trong đó có E.coli và Staph. Sản phẩm mới này được xem là giải pháp tình thế để ngăn chặn dịch do vi rút corona chủng mới (Covid-19) cũng như các loại siêu vi gây đại dịch SARS và MERS nếu chúng tái diễn. Thêm vào đó, loại khẩu trang này khiến người dùng thoải mái, hít thở dễ dàng chứ không bị kín khí như các loại khẩu trang hiện có. Nếu người đeo đã nhiễm bệnh trước đó, khẩu trang sẽ ngăn chặn không cho siêu vi phát tán ra môi trường xung quanh, gây bệnh cho những người khác.

Loại khẩu trang diệt vi rút sử dụng tới 100 lần
Loại khẩu trang diệt vi rút sử dụng tới 100 lần

Quần lót nam giới siêu sạch

Công ty Organic Basics (Đan Mạch) vừa giới thiệu một loại quần lót nam giới siêu sạch, cho phép người dùng mặc liên tục trong nhiều tuần mà không cần giặt bất kể thời tiết mà vẫn bảo đảm vệ sinh cá nhân. Sản phẩm được làm từ bạc kết hợp với các chất liệu tái chế, vừa chống lãng phí lại giúp bảo vệ môi trường. Nguyên liệu chính của sản phẩm này là bạc, kim loại diệt trùng từng được Cơ quan Nghiên cứu hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) dùng để lọc nước uống cho các phi hành gia. Công thức tráng bạc của Organic Ba-sics có thể  tiêu diệt đến 99,9% các loại vi khuẩn, đồng thời khử sạch mùi cơ thể mà không cần phải giặt trong suốt một thời gian dài. Ngoài lớp tráng bạc bên ngoài, loại quần này còn có nylon tái chế cơ học kết hợp công nghệ dệt liền mạch nên giúp người mặc thoải mái và giữ sạch cho cơ thể bất kể thời tiết.

Bảo hộ “cứu sinh” lính cứu hỏa

Trang phục của lính cứu hỏa hiện nay mới chỉ chịu được mức nhiệt độ nhất định, đôi khi còn gây khó chịu và bỏng. Để khắc phục nhược điểm này, hãng Imec, Đại học Ghent và công ty điện tử Connect Group (Bỉ) đã phối hợp phát triển thành công bộ đồ thông minh dùng cho lính cứu hỏa có khả năng chịu được mức nhiệt độ cao và giảm đáng kể rủi ro bị bỏng. Khi nhiệt độ quá cao, người dùng sẽ nhận được tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh để tự giải cứu, thoát ra khỏi nguy hiểm. Trang phục thông minh được tích hợp cảm biến nhiệt độ điện tử vào sợi khi dệt, thay thế dây điện tử tiêu chuẩn bằng ruy băng dệt sợi dẫn điện; ngoài cùng là lớp phủ bảo vệ các thiết bị điện tử không bị hư hỏng do mồ hôi người phát ra, còn pin được đặt trong hộp chứa chịu nhiệt cao. Các cảm biến bắt đầu phát tín hiệu cảnh báo nếu nhiệt độ chạm ngưỡng 60 độ C, kèm theo âm thanh. Nhiệt độ càng cao thì âm thanh càng lớn để giúp người mặc đưa ra quyết định ở lại hoặc rút lui.

Máy in da điều trị bệnh bỏng

Một nhóm chuyên gia ở Đại học Toronto (UoT), Canada vừa phát triển thành công máy in da 3D cầm tay để xử lý các vết bỏng nặng bằng cách in ra các tế bào da trực tiếp lên vết thương, mở ra hướng đi mới trong điều trị bỏng nặng và rộng. Máy sử dụng mực in sinh học, kết hợp với sợi protein, tế bào gốc lấy từ tế bào người bệnh nên phát triển nhanh, hợp cách và không bị cơ thể đào thải. Máy tạo ra các tấm da tức thì đồng đều, an toàn và tin cậy mà không gây đau đớn, và quan trọng hơn là lành nhanh, giảm viêm, ít tạo sẹo và co rút nhiều so với  điều trị bỏng bằng giàn giáo collagen.

Kính ô tô “giảm tai nạn giao thông”

Hãng Bosch của Đức vừa giới thiệu một thiết bị che nắng trong suốt, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định vị trí mắt người lái xe, che nắng mà không ảnh hưởng tới tầm nhìn nên vừa có lợi cho mắt lại làm giảm tai nạn giao thông.

Theo Bosch, tấm chắn hay kính ô tô nói trên tạo ra bóng râm, giúp mắt dễ chịu, bảo đảm tầm nhìn chính xác. Tấm chắn ảo gắn với camera và có thể phát hiện vị trí mắt người lái xe để bảo đảm bóng râm rơi đúng vị trí cần che. Ý tưởng nói trên có thể góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông do các tia sáng chói lòa chiếu vào mắt gây ra.

Bắc Giang 

(Dịch từ SCMP/IC/HSWC/FCC/IDC/DM-2/2020)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.