Multimedia Đọc Báo in

Những thực phẩm nhiều đường nên hạn chế ăn

02:11, 05/06/2010

 Đường có nhiều loại như glucose, fluctose (có trong trái cây), lactose (có trong sữa), sucrose (có trong đường viên), maltose hoặc malts (có trong mạch nha hoặc mật ong) hay các loại xirô, mứt và ngay cả rượu cũng là một loại đường. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể làm gia tăng bệnh đái tháo đường và một số căn bệnh khác.
1. Bột ngũ cốc trắng

 

Bột ngũ cốc trắng làm tăng lượng đường huyết giống như các loại đường tinh lọc. Qua nghiên cứu cho thấy hiện tượng viêm nhiễm đường ruột phần lớn là do ăn thực phẩm này vì có hàm lượng chất xơ thấp. Vì thế, khi sử dụng các loại thực phẩm chế biến từ bột mỳ trắng như bánh mỳ, bánh nướng, bánh rán... thì chỉ nên ăn vừa phải. Nên thay bằng thực phẩm thô, nguyên chất, ít qua chế biến sẽ có lợi cho sức khỏe hơn.
2.Khoai tây rán
Khoai tây rán, khoai tây chiên là món ăn chứa bột và nhiều đường lại được chiên rán triệt để nên càng không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, giới ẩm thực ví món ăn này không khác gì thuốc lá. Một gói khoai tây chiên có chứa 250-300 calo, chủ yếu từ đường và có rất ít dưỡng chất hữu ích. Sở dĩ nó không có lợi cho sức khỏe là do dùng mỡ chiên đi chiên lại, có hàm lượng các gốc tự do cao, acrylamide cao tới 1,82mcg/xuất ăn (bát nhỏ), đây là hóa chất gây ung thư rất tiềm ẩn do chiên rán ở môi trường nhiệt độ cao.
3. Các loại đồ uống có gas, sôđa

So 3.jpg
So 3.jpg
Trung bình một hộp nước giải khát kiểu này có chứa tới 15 thìa cà phê đường, 150 calo rỗng, 30-55 mg cafein và các chất tạo màu, tạo mùi nhân tạo bất lợi khác. Một số đồ uống sôđa có ghi “diet soda”(sôđa tiết thực) có chứa những chất làm ngọt nhân tạo nguy hiểm như aspartame gây tổn thương não, tăng bệnh tiểu đường, rối loạn tâm tính, suy giảm thị lực, gây ù tai, giảm trí nhớ, tim đập nhanh và thở gấp.
4.Kẹo năng lượng thay bữa ăn
Nhiều người bận rộn không có điều kiện ăn uống đã sử dụng loại kẹo này, nó có chứa các dưỡng chất quan trọng, nhiều vitamin khoáng chất hơn những loại kẹo thông thường nhưng lại có chứa hàm lượng đường cao, hậu quả làm cho cơ thể chóng đói và không thấy thoả mãn. Nếu dùng kẹo này thì nên kết hợp ăn thêm hoa quả trái cây.
5.Các loại bánh kẹo
 
Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng đường rất cao trong khi đó lại ít dưỡng chất, thậm chí còn có chứa cả mỡ chiên đi chiên lại. Hàm lượng đường cao tới 37,66 gam/100 gam sản phẩm. Nên ăn ít và bổ sung thêm hoa quả và nên ăn vào lúc no.
6. Kem, món tráng miệng
Các loại sản phẩm kem, món tráng miệng dưới dạng thương phẩm là nhóm thực phẩm có chứa rất nhiều hóa chất, đường nhân tạo gây bất lợi cho cơ thể. Ví dụ như các loại dầu hydro hóa, xirô hóa, xirô chứa đường fructose, chất rắn dưới dạng sữa khô… Trung bình cứ một que kem có chứa tới gần 17 thìa cà phê đường.
7. Đường trắng
 

Đường trắng là sản phẩm có hàm lượng đường rất cao và qua nghiên cứu giới khoa học phát hiện thấy phụ nữ hiện nay tiêu thụ đường gấp đôi so với bố mẹ, ông bà cách đây 50-60 năm, nhất là đường tinh lọc, đường trắng dạng rời hoặc viên. Đây là nhóm thực phẩm giàu calo nhưng rỗng về dưỡng chất, nếu ăn quá nhiều sẽ gây bất ổn, béo phì, tiểu đường và nhiều căn bệnh nan y khác. Khi ăn vào cơ thể sẽ tiêu hóa và đốt cháy nhanh, làm tăng năng lượng, phát sinh tính háu ăn, thậm chí gây cả hội chứng nghiện chất ngọt. Nên ăn vừa phải và tập trung vào những loại đường, mật ong, đường nâu, xirô, nước ép từ hoa quả.
8. Trái cây và hoa quả ngọt
Đường có trong nhóm thực phẩm này được gọi là đường Fructose, nó bẻ gãy và tiêu hóa chậm nên không gây hiện tượng giao động đường huyết trong cơ thể như diễn ra đối với đường sucrose. Một số loại hoa quả có hàm lượng đường cao, nhất là khi sấy khô hoặc khi ép thành nước thì hàm lượng chất xơ lại bị giảm mạnh. Ăn hoa quả là tốt cho cơ thể, nhưng nếu dùng ở dạng nguyên chất càng tốt vì nó có cả chất xơ, dưỡng chất, dễ làm cho người ta cảm thấy no, trong đó hoa quả tươi được xem là tốt hơn cả, tuy nhiên cũng nên tránh ăn những loại hoa quả ngọt quá nhiều, nhất là nhóm người cần phải kiêng đường như bệnh nhân tiểu đường, người mắc bệnh béo phì.
Khắc Nam
(Theo Net/FTT- 4/2010)

Ý kiến bạn đọc