Dâng Đảng trọn niềm tin
Với niềm tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo của Đảng, vui mừng trước kết quả thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh kỳ vọng trong thời gian tới, Nghị quyết Đại hội đi vào cuộc sống với những giải pháp phù hợp để động viên tối đa mọi nguồn lực, tạo bước tăng trưởng nhanh và bền vững.
Đảng ta luôn chăm lo sự nghiệp trồng người - Nhà giáo ưu tú Phan Văn Vinh, Hiệu trưởng Trường PHPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Krông Pak)
Những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục luôn nhận được sự chăm lo toàn diện của Đảng: đầu tư mở rộng quy mô trường lớp, đào tạo đội ngũ quản lý, giáo viên chuyên nghiệp. Năm 1977, huyện Krông Pak chỉ duy nhất có một trường THPT, nhưng đến nay đã có 6 trường, đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh các dân tộc trên địa bàn. Học sinh các xã Ea Yiêng, Krông Buk… không còn phải vất vả lặn lội hàng chục cây số đến trường như trước đây. Những ngôi trường được đầu tư xây dựng khang trang ở các trung tâm cụm, tuyến dân cư, đã rút ngắn khoảng cách gian nan tìm kiếm con chữ, mở ra nhiều cơ hội học tập cho học sinh vùng sâu, vùng xa. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cơ hội học tập nâng cao trình độ và nghiệp vụ được rộng mở. Bên cạnh những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, cán bộ quản lý, giáo viên còn được khuyến khích học đại học, cao học hoặc tự trang bị kiến thức thông qua hệ thống tài liệu mở trên Internet, nguồn học liệu của các trường đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Gắn bó với sự nghiệp trồng người 32 năm, tôi luôn trăn trở vấn đề chất lượng giáo dục hiện nay. Ở tỉnh ta, vấn đề này vẫn còn nhiều trở lực do trình độ dân trí còn thấp, đời sống của một bộ phận học sinh vẫn còn nhiều khó khăn. Tháo gỡ bài toán này, ngoài sự quan tâm đầu tư đồng bộ của Đảng, Nhà nước, mỗi giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh tự xây dựng phương pháp học tập để chiếm lĩnh kiến thức, thích ứng với hoàn cảnh xã hội vươn lên. Các trường cần phải xây dựng được môi trường sư phạm thân thiện, trong đó đội ngũ giáo viên phải nắm vững chức năng giáo dục, có bản lĩnh để đáp ứng yêu cầu thay đổi một cách đa dạng của giáo dục phổ thông. Mức độ đạt được trong mục tiêu giáo dục của từng trường phổ thông không chỉ được khẳng định qua các con số liên quan đến các chỉ tiêu như: tỷ lệ lên lớp, kết quả phân loại hạnh kiểm, tỷ lệ học sinh khá giỏi, tốt nghiệp, thi học sinh giỏi, thi đỗ đại học mà chính là giáo dục đạo đức cho học sinh (sống lương thiện, yêu thiên nhiên, trung thực trong lời nói và hành động, biết quan tâm đến mọi người xung quanh), trở thành người có ích cho xã hội.”
Chú trọng việc đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số - Bà H’Mi Cil - Chuyên viên Ban Nghiên cứu Giáo dục học sinh dân tộc - Sở Giáo dục - Đào tạo
Tìm những giải pháp đẩy mạnh phát triển “tam nông” - Ông Trần Văn Trọng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cư Klông, huyện Krông Năng
Là một trong những người nông dân đầu tiên đến vùng đất này từ hàng chục năm trước, góp sức biến vùng rừng núi hoang sơ thành vùng quê trù phú hôm nay, tôi cảm nhận sâu sắc sự chuyển biến tích cực về mọi mặt đời sống ở nông thôn: kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng nâng cao. Điều đó minh chứng cho sự đúng đắn, sáng suốt của Đảng bộ tỉnh trong việc đề ra đường lối, chủ trương và có những bước đi, biện pháp phù hợp trong quá trình triển khai, thực hiện nghị quyết, như: hỗ trợ nông dân vay vốn, đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật... Riêng Hội Nông dân xã nhiệm kỳ qua đã tín chấp cho hội viên vay vốn hơn 3,2 tỷ đồng, nhiều hội viên có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiện toàn xã có 15 trang trại đã được cấp sổ đỏ, trong đó nhiều mô hình trang trại tổng hợp hoạt động có hiệu quả. Tôi hy vọng, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh kỳ này, chúng ta rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý, tiếp tục đề ra những giải pháp đúng và phù hợp trong việc phát triển tam nông: nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Từ thực tế ở địa phương, tôi mong Đảng bộ tỉnh cần tập trung chỉ đạo phát triển mạnh hệ thống điện - đường - trường - trạm ở các xã vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của người dân; có những giải pháp cụ thể tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với khoa học - kỹ thuật nông nghiệp; định hướng cho nông dân sản xuất ra những mặt hàng nông sản chủ lực, giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương; hỗ trợ nông dân vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; giải quyết việc làm, chú trọng công tác đào tạo nghề cho nông dân …
Luôn giữ mãi niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng - Thạc sĩ Phạm Trọng Lượng, Bí thư Đoàn Trường
Đại học Tây Nguyên
Với niềm tin sắt son vào sự lãnh đạo của Đảng, tuổi trẻ Đại học Tây Nguyên mong muốn có nhiều cơ hội hơn nữa để phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân, trước mắt bằng sức trẻ và tri thức sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tổ quốc; đồng thời Đảng, Nhà nước cần có nhiều chính sách thiết thực nhằm động viên, hỗ trợ sinh viên phát huy tài năng trẻ, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Một vấn đề trăn trở nữa là việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.
Cuộc đời tôi nay đã sang trang mới - Bà Tô Thị Tĩnh, buôn Krông, xã Đur Kmăl, huyện Krông Ana
Sinh ra tại vùng quê nghèo của tỉnh Cao Bằng, năm 1995, gia đình tôi vào Dak Lak lập nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng, phải bươn chải làm thuê cuốc mướn, khai khẩn thêm đất hoang để trồng bắp, mì. Song, loay hoay mãi cũng không thoát khỏi cảnh nghèo. Qua các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do chính quyền địa phương tổ chức, chi đoàn thanh niên xã cũng đã vận động, giúp đỡ và đưa giống mới về tận tay người dân, tôi không ngần ngại áp dụng phát triển theo hình thức đa cây, đa con. Đến nay, với 3 ha bắp lai, mì cao sản, 8 sào lúa nước, cộng với chăn nuôi thêm 5 con bò và hàng trăm con ngan, gà, thì kinh tế gia đình đã khấm khá lên nhiều, thu nhập ổn định 60 triệu đồng/ năm. Nhờ đó tôi mua sắm được các phương tiện, thiết bị sinh hoạt khá đầy đủ. Thiết nghĩ, mảnh đất nơi đây đã cho mình quá nhiều, từ một thanh niên xa quê với hành trang trong tay không có gì, giờ đây, kinh tế gia đình đã phát triển ổn định, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy tôi phải làm việc hết mình để có nhiều sản phẩm phục vụ đời sống, nhu cầu xã hội và giúp đỡ bà con hàng xóm cùng phát triển kinh tế gia đình. Hằng năm, các chương trình, dự án cho vay vốn để chăn nuôi, sản xuất của Nhà nước đã làm cho cuộc sống của người dân chúng tôi khác xưa nhiều lắm. 100% số hộ trong buôn đã có phương tiện nghe nhìn và xe máy, gần 50% có máy móc phục vụ sản xuất… Người dân chúng tôi một lòng hướng về Đảng, tin tưởng vào đường lối chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng.
Phải nói điều hay, làm việc tốt bà con mới ưng bụng - Ông Y Trem Niê, Chủ tịch UBND xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar
Quan tâm đến tiến độ thực hiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả và ý nghĩa của các chính sách đầu tư
Quan tâm đến tiến độ thực hiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả và ý nghĩa của các chính sách đầu tư - Ông Y Thanh Êban, Trưởng buôn Cuôr Kăp, xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột
Đời sống của nhiều người dân ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã bước sang trang mới nhờ những chính sách, chương trình đầu tư mang tính đồng bộ của Đảng và Nhà nước. Có thể nhận thấy rõ nét ở buôn Cuôr Kăp, bà con nghèo được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở; hỗ trợ vốn, giống cây trồng vật nuôi; hướng dẫn áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp để thâm canh tăng năng suất. Tất nhiên bên cạnh đó vì nhiều nguyên nhân nên một số nơi, bà con chưa được kịp thời tiếp cận với các chính sách đầu tư. Mỗi chương trình, chính sách Nhà nước ban hành hầu hết đều xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của xã hội. Người dân mong muốn và tin tưởng rằng từ kết quả và kinh nghiệm thực tiễn, bằng nhiều quyết sách, sáng kiến, thời gian tới, trong quá trình triển khai các chương trình, chính sách đầu tư nói chung, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, các cấp, ngành sẽ quan tâm hơn đến tiến độ thực hiện với mục đích phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả, ý nghĩa của các chương trình, dự án ấy.
Ý kiến bạn đọc