Không nên nhân danh "lòng yêu nước"
Còn nhớ, vào khoảng giữa tháng 5-2014, khi tình hình biển Đông đang khá căng thẳng với sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Công ty Cổ phần Đức Khải tuyên bố sẽ đầu tư nghìn tỷ mua hàng trăm tàu cá, 2 máy bay trực thăng cùng ngư dân bám biển, bảo vệ chủ quyền đất nước. Khi tuyên bố này được đưa ra, nhiều người hết sức xúc động trước hành động “nghĩa hiệp” của DN này. Rõ ràng, mục tiêu “bảo vệ chủ quyền đất nước”, “hỗ trợ ngư dân nghèo vươn khơi bám biển” của Công ty Đức Khải rất đáng hoan nghênh. Tất nhiên, khi đó người ta lầm tưởng, số tiền nghìn tỷ đồng đầu tư mua tàu là tiền của chính doanh nghiệp bỏ ra. Thế nhưng, khi Chủ tịch HĐQT Công ty Phạm Ngọc Lâm công bố đề án chi tiết tổng số vốn đầu tư mua tàu là 1.500 tỷ đồng, trong đó vốn vay ưu đãi chiếm tới 90% (1.350 tỷ đồng), với đề xuất được vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ 1%/năm, kể từ năm thứ 2 đến năm thứ 11, ân hạn 1 năm không tính lãi suất thì nhiều người mới vỡ lẽ đây là kế hoạch nhằm tranh thủ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ cho mục đích cá nhân chứ không hoàn toàn vì “hỗ trợ ngư dân”, vì “lòng yêu nước” như tuyên bố ban đầu.
Cái “lắc đầu” đúng lúc của Bộ NN&PTNT đã nhận được sự đồng tình của dư luận, vì không chỉ dẹp tan nỗi lo đồng vốn ưu đãi của Nhà nước bị lợi dụng mà quan trọng hơn đó là lời nhắn nhủ với những ông chủ DN đã, đang và sẽ có ý định mang cái “mác” yêu nước ra để trục lợi. Bởi không ai dám chắc hiệu quả đến đâu khi hàng nghìn tỷ đồng được đổ vào để đưa về một mớ tàu cũ (có những chiếc đã sử dụng trên 30 năm). Nếu thất bại thì tiền của Nhà nước, nhân dân sẽ “trôi” theo sóng biển, trong khi hàng nghìn ngư dân nghèo đang chờ cơ hội tiếp cận vốn vay ưu đãi, đóng mới tàu sắt, yên tâm vươn khơ
Giang Nam
Ý kiến bạn đọc