Multimedia Đọc Báo in

Cải cách hành chính – Một năm nhìn lại

10:22, 31/12/2014

Trong năm 2013, với sự nỗ lực của các sở ban ngành, đến các địa phương trong tỉnh, kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) của UBND tỉnh với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Đan Mạch đã đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên những kết quả này chưa đạt được như mong đợi đã đề ra của UBND tỉnh.

Từ những bài học rút ra của những năm trước như: tầm quan trọng bộ chỉ số theo dõi và đánh giá CCHC trong việc quản lý CCHC; việc đánh giá kết quả sau đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra các chương trình, nội dung đào tạo cán bộ, công chức trung, dài hạn phù hợp; người dân và doanh nghiệp chính là kênh thông tin đánh giá chính xác tính minh bạch, công khai hệ thống hành chính để xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…, trong năm 2013 công tác CCHC của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.

Việc kiểm tra và nâng cao năng lực, đào tạo cán bộ, công chức luôn được sự quan tâm  của các cấp ngành liên quan.
Việc kiểm tra và nâng cao năng lực, đào tạo cán bộ, công chức luôn được sự quan tâm của các cấp ngành liên quan.

Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội trong năm gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung công tác CCHC của tỉnh đã được UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo đồng bộ, các văn bản chỉ đạo được ban hành kịp thời để định hướng, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương kịp thời triển khai nhiệm vụ được giao, bảo đảm nội dung và chất lượng. Theo đó, công tác xây dựng, kiểm tra và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện đúng quy định, UBND tỉnh đã ban hành 33/54 văn bản, rà soát 458 văn phạm QPPL trên các lĩnh vực, phát hành 2.500 đĩa CD cung cấp cho các đơn vị từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Triển khai phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, kiểm soát, rà soát các quy định, thủ tục nhằm giảm 10% chi phí thực hiện TTHC các lĩnh vực liên quan đến người dân và doanh nghiệp; công khai số điện thoại đường dây nóng và email tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về TTHC tại 100% cơ quan hành chính địa phương; trên 80% hồ sơ trả cho công dân, tổ chức sớm và đúng hẹn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, tinh gọn thủ tục cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn… Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã được kiện toàn và thành lập phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm tinh gọn, hợp lý và hiệu quả. Có 24 cơ quan cấp tỉnh, 100% huyện, thị xã, thành phố, phường thị trấn thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông hiện đại tại TP. Buôn Ma Thuột, các huyện Krông Ana, Cư M’gar và Ea Kar.

Ngoài ra, CCHC công cũng gắn với chuẩn hóa chất lượng dịch vụ công lĩnh vực giáo dục, y tế và xã hội hóa thể dục, thể thao từ đó hệ thống khám, chữa bệnh đã đáp ứng tốt công tác thường trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân trên địa bàn tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, củng cố mạng lưới y tế cơ sở, hoạt động thể dục thể thao được nhân dân tích cực hưởng ứng… Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được tích cực xây dựng, tạo đà cho phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành của các cơ quan Đảng và Nhà nước, như: có hơn 80% cán bộ sử dụng máy tính để làm việc, 92,3% cơ quan có mạng nội bộ, 97,4% cơ quan có kết nối Internet, 100% cơ quan, địa phương có Trang thông tin điện tử cung cấp chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thông tin TTHC, 100% đơn vị, địa phương áp dụng phần mềm quản lý công chức, 100% đơn vị, địa phương sử dụng hệ thống điều hành trực tuyến OMS, 100% cơ quan áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001: 2008…, từ đó đã tạo điều kiện kiểm soát quy trình giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đến làm việc với cơ quan Nhà nước và bước đầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp. Công tác tuyên truyền mục tiêu, nội dung của chương trình CCHC đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, như: Diễn đàn Nói và làm; Cuộc thi sáng tác tranh cổ động, ca khúc tuyên truyền CCHC… Đặc biệt hướng về người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng thiếu thông tin góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tạo được sự đồng thuận đối với chủ trương CCHC của Đảng và Nhà nước và góp phần vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Dak Lak lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Trong năm 2013, tuy đã đạt được một số thành công nhưng quá trình thực hiện CCHC trên địa bàn tỉnh cũng gặp một số khó khăn nhất định, như: tỷ lệ giải ngân chưa cao (đạt 56%), nguyên nhân do tỉnh phân khai vốn và chuyển nguồn kinh phí dành cho CCHC năm 2013 chậm (tới tháng 6-2013), một số hoạt động phải hoàn thành mới thanh quyết toán nên hoạt động thanh quyết toán tập trung vào tháng 12-2013. Ngoài ra, việc thực hiện kế hoạch CCHC chưa đáp ứng được tiến độ đề ra do một số cán bộ lãnh đạo tại các đơn vị, địa phương chưa chú trọng công tác CCHC. Các hoạt động CCHC năm 2013 là các hoạt động phức tạp, đang tổ chức thí điểm và cần có thời gian thẩm định nên tỉnh vừa nghiên cứu, vừa thực hiện với sự phối hợp dọc của các cấp và phối hợp ngang của các ngành, như: Triển khai PMS tại Trường Mẫu giáo Hoa Mai (Buôn Hồ); xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm và cơ chế đánh giá công chức theo kết quả việc làm…

Ngoài ra, nhằm tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với nhân dân và huy động sự tham gia của xã hội vào hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính, kế hoạch CCHC năm 2014 tỉnh Dak Lak tiếp tục thực hiện mục tiêu chung: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động CCHC của tỉnh bao gồm: 6 nhiệm vụ, 12 kết quả và 19 hoạt động…

Hoàng Gia


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.