Multimedia Đọc Báo in

Để khỏi bị lừa!

14:25, 23/05/2015
Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương trong cả nước đã diễn ra tình trạng thương lái thu mua nông sản kiểu “không giống ai”. Có thời, tại nhiều địa phương rộ lên việc thương lái Trung Quốc mua móng trâu, râu ngô, lá điều, gần đây lại có tình trạng mua rễ tiêu, hoa thanh long…
 
Thủ đoạn chủ yếu của họ là tung tin thu mua với giá cao, số lượng lớn để lôi kéo người dân thu gom những mặt hàng mà họ yêu cầu. Sau một thời gian, những thương lái bí ẩn “lặn” mất tăm, thế là người dân lại phải “ôm” hàng mà không biết phải làm sao và họ cũng không biết thương lái mua những thứ “trên trời” đó về làm gì.

Mới đây nhất, trên địa bàn tỉnh lại diễn ra tình trạng thu gom tiêu lép, tiêu non, bụi tiêu với giá cao, khiến nhiều đại lý nông sản hám lợi trong tỉnh đã mua hàng trăm tấn tiêu hỏng, chờ mãi nhưng thương lái đã “lặn” mất tăm, đại lý lỗ hàng trăm triệu đồng và cũng chẳng biết kêu ai (!)

Điều dễ rút ra nhất trong những sự việc trên chính là lợi nhuận hấp dẫn được kẻ xấu bày ra đã làm mờ mắt nhiều người…, dẫn đến thiệt hại vật chất thì đã rõ, nhưng thiệt hại lớn hơn là làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và thậm chí là uy tín của nền nông nghiệp đất nước. Thử hỏi, trâu không có móng sao còn là trâu, bắp không có râu sao có hạt, thanh long không còn hoa sao đậu quả, điều không có lá sao sống được (?!) Chưa kể, một khi thông tin việc tiêu lép, bụi tiêu... nếu bị kẻ xấu trưng ra có chủ đích thì uy tín của hồ tiêu Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Có một điều chua xót là những “chiêu lừa” dạng trên không diễn ra ở đâu mà lại tập trung tại Việt Nam, trong đó có tỉnh ta. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, nắm bắt diễn biến thị trường để kịp thời ngăn chặn, làm rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ xấu. Quan trọng hơn là người dân cần nâng cao cảnh giác, đừng để bị mắc lừa kẻ xấu, từ đó chúng sẽ không còn “đất diễn” những thủ đoạn nêu trên…

Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.