Multimedia Đọc Báo in

Đến năm 2020, hơn 48.300 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo bền vững

18:06, 07/09/2016

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 48.397 tỷ đồng, được triển khai trên phạm vi cả nước, trong đó ưu tiên nguồn lực đầu tư cho huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Chương trình đặt mục tiêu cụ thể góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020; bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới.

21
Thôn 2 (xã Ea Trul, huyện Krông Bông) được đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn từ nguồn vốn của Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên. Ảnh minh họa

Theo kết quả điều tra đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt, tổng số hộ nghèo trên toàn quốc theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 là 2.338.569 hộ (chiếm 9,88%), hộ cận nghèo là 1.235.784 hộ (chiếm 5,22%).

Riêng tỉnh Đắk Lắk có 81.592 hộ nghèo (chiếm 19,37%), 34.884 hộ cận nghèo (chiếm 8,22%), cao nhất  khu vực Tây Nguyên và đứng thứ 4 trong cả nước về xếp hạng theo tổng số hộ nghèo (sau tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Sơn La).

Nguyễn Xuân
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.