Multimedia Đọc Báo in

Rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2019

21:28, 26/08/2019

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2019 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 để làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2019 và thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2020.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo phải được thực hiện từ thôn, buôn, tổ dân phố; đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, có ý kiến tham gia của người dân về kết quả rà soát. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xác định không đúng hộ nghèo, hộ cận nghèo để được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Lớp đào tạo nghề nông thôn ở xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ
Học viên tham gia lớp đào tạo nghề nông thôn ở xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ.

Kết thúc rà soát, các cấp (từ thôn, buôn, tổ dân phố; xã, phường, thị trấn đến huyện, thị xã, thành phố) phải xác định chính xác và lập danh sách để theo dõi, quản lý hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, thoát cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo phát sinh, cận nghèo phát sinh; tỷ lệ hộ tái nghèo, tái cận nghèo.

UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai rà soát; báo cáo kết quả sơ bộ trước ngày 30-9-2019 và báo chính thức trước ngày 10-10-2019. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo và tham mưu cho UBND phê duyệt kết quả trước ngày 30-10-2019. Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH còn chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho phòng LĐ-TB&XH cấp huyện và đội ngũ làm công tác giảm nghèo cấp xã; hướng dẫn quy trình rà soát, thống nhất mẫu biểu trên địa bàn…

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.