Multimedia Đọc Báo in

Cần lắm một con đường liên thôn Ea Rốk

08:24, 30/09/2020

Nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân thuộc ba thôn 13, 14 và 19 (xã Ea Rốk, huyện Ea Súp) phải "đánh vật" với con đường đất đỏ đã hư hỏng, xuống cấp để ra trung tâm xã. Cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng, nông sản bị ép giá do đường đi không thuận lợi.

Anh Hà Văn Chuyên (người dân thôn 14) cho hay, con đường dài khoảng 2 cây số, đi qua ba thôn 13, 14, 19 và cũng là đường chính ra trung tâm xã Ea Rốk được làm từ khi lập thôn đến nay đã hơn chục năm, nhiều đoạn bị sụt lún tạo thành các hố sâu. Mùa nắng đường bị dồng xóc, bụi bay mịt mù; mưa đến, các hố biến thành “ao” bẫy người đi đường. Đoạn đường chỉ 2 km, nhưng phải đi mất 30 phút.

Theo anh Chuyên, đường sá xuống cấp ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi lại của người dân. “Đường đất đỏ nên chỉ một cơn mưa nhỏ là trơn như dầu mỡ. Chuyện người dân bị té ngã xảy ra thường xuyên, tôi lái chắc tay mà cũng ngã mấy lần. Tội nhất là phụ nữ yếu tay lái và các cháu nhỏ hằng ngày đi học phải "đánh vật" với con đường này”, anh Chuyên kể.

Mùa mưa, người dân mất hơn 30 phút mới đi qua được con đường chỉ dài khoảng 2 km.
Mùa mưa, người dân mất hơn 30 phút mới đi qua được con đường chỉ dài khoảng 2 km.

Anh Hà Xuân Chai, Trưởng thôn 14 cho biết thêm, con đường hư hỏng, xuống cấp ảnh hưởng nhiều đến việc giao thương hàng hóa của người dân. Vào mùa thu hoạch nông sản, người dân phải chấp nhận bán giá thấp hơn thị trường do đường xấu, thương lái không muốn vào. Thậm chí, dân phải tốn thêm chi phí thuê xe vận chuyển ra trung tâm xã mới bán được hàng. “Làm ra sản phẩm đã khó, người dân còn phải gánh thêm chi phí vận chuyển, bị ép giá... Mỗi năm chúng tôi cũng góp tiền lại thuê xe đổ thêm đất, san ủi lại cho chắc chắn. Song chỉ được thời gian ngắn, con đường hư hỏng trở lại. Tuy nhiên, dân phải làm vì không còn cách nào khác”, anh Chai thông tin.

Theo Trưởng thôn 19 Lương Văn Phúc, đây là con đường giao thông chính của hơn 300 hộ dân ba thôn 13, 14, và 19 đi qua con đường này. Nhiều lần tiếp xúc cử tri, người dân đều phản ánh, mong muốn chính quyền quan tâm tạo điều kiện làm lại con đường. Tuy nhiên đến nay, ước mong có con đường bê tông của người dân vẫn chưa được thực hiện.

Thanh Thủy


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.