Multimedia Đọc Báo in

Cảnh giác cao độ trước mối nguy dịch Covid-19

17:28, 06/11/2020

Mặc dù đã qua 65 ngày không phát hiện ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng, nhưng với 2 trường hợp F1 của bệnh nhân Covid-19 nhập cảnh vừa được ghi nhận, nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn thường trực.

Ngày 4-11, CDC Hà Nội thông tin, một chuyên gia người Israel từ Qatar nhập cảnh sân bay Nội Bài ngày 31-10 đã thực hiện cách ly tự nguyện tại một khách sạn trên địa bàn thành phố, 2 ngày sau được lấy mẫu bệnh phẩm và có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2, được ghi nhận là bệnh nhân 1.203. Trong thời gian này, có 2 nhân viên khách sạn đã tiếp xúc gần với bệnh nhân, cụ thể là một người dùng điện thoại của bệnh nhân để nói chuyện với người khác, người còn lại đổi tiền cho bệnh nhân. Thời điểm tiếp xúc, 2 nhân viên đều có đeo khẩu trang, còn bệnh nhân không đeo.  

a
Làm tấm chắn chống giọt bắn trong đợt chống dịch Covid-19 vừa qua.

Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, bệnh nhân đã được đưa đi cách ly, điều trị tại cơ sở y tế, 2 nhân viên cũng được lấy mẫu xét nghiệm trong chiều 4-11 cho kết quả âm tính lần 1 với Covid-19, nhưng còn đợi kết quả xét nghiệm lần 2. Được biết, hai nhân viên này làm việc trong khu vực cách ly của khách sạn từ ngày 24-10, không về nhà, đến giờ được xác định là F1 của bệnh nhân 1.203 thì họ sẽ phải cách ly bắt buộc trong 14 ngày tới.

Nêu cụ thể tình huống tiếp xúc như trên để thấy rằng, nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh luôn hiện hữu, có thể đến vào bất cứ lúc nào, với bất cứ ai, ở đâu.

Trong cuộc họp trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19 với các địa phương hồi trung tuần tháng 10, trong bối cảnh đã “sạch” ca bệnh trong cộng đồng sau đợt dịch lần thứ hai, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cảnh báo nguy cơ dịch xâm nhập luôn thường trực, bùng nổ bất cứ lúc nào và đặc biệt lưu ý việc chuẩn bị kịch bản ứng phó

Thực tế đến nay càng khẳng định điều đó, khi số lượng ca mắc trên thế giới đang liên tục gia tăng, trong nước chưa ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng, nhưng các chuyến bay quốc tế đưa công dân, chuyên gia về nước hầu hết đều ghi nhận bệnh nhân Covid-19. Những người nhập cảnh đều thực hiện cách ly theo quy định, nhưng không có nghĩa là hoàn toàn ngăn chặn được nguồn lây, mà 2 ca F1 nêu trên là một ví dụ.

a
Tiếp tục thực hiện việc đeo khẩu trang phòng bệnh lây lan 

Cùng với thiên tai, nguy cơ dịch bệnh vẫn đang lửng lơ, đe dọa cuộc của cả cộng đồng, không chỉ từ sự xâm nhập từ bên ngoài mà còn từ những yếu tố nội tại, trước mắt, mùa đông xuân tới chính là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh tồn tại lâu hơn trong môi trường và gia tăng nguy cơ bùng phát các bệnh lây qua đường hô hấp, mà nguy cơ nhất là Covid-19.

Có thể nói, mầm bệnh Covid-19 là kẻ thù giấu mặt, hết sức nguy hiểm, nguy hiểm đến chết người, không ai có thể lường trước được để mà tránh. Trong khi việc sáng chế và đưa vào sử dụng vắc xin phòng bệnh vẫn còn ở dạng thử nghiệm, hiệu quả còn rất xa vời, thì vắc xin hữu hiệu nhất vẫn là ý thức của mỗi người, cụ thể nhất và dễ thực hiện nhất là đeo khẩu trang đúng quy định nhằm giảm khả năng hít phải mầm bệnh trong không khí, giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế phát tán mầm bệnh khi mình mắc bệnh.

Chính phủ đã có những động thái quyết liệt khi vẫn quan tâm việc chuẩn bị lực lượng và các điểm cách ly, yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng. Nghị định 117/2020 ngày 28-9-2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 15-11 tới đây đã nâng mức xử phạt hành vi không đeo khẩu trang đúng quy định lên rất nhiều lần, từ 100 nghìn - 300 nghìn đồng lên 1-3 triệu đồng. Nhận định đúng mức độ, dự báo sát sao tình hình, tuân thủ các quy định chính là những giải pháp hữu hiệu trong cuộc chiến chống “kẻ thù giấu mặt” để bảo vệ cho cả cộng đồng. .

Hoa Hồng

  

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.