Multimedia Đọc Báo in

Tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2016-2017:

Học sinh không phải đến trường nộp hồ sơ dự tuyển

21:33, 26/05/2016

Để thuận lợi cho học sinh (HS) và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục trong công tác tuyển sinh, năm học 2016-2017 Sở GD-ĐT chỉ đạo việc bàn giao hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 của các trường THPT xét tuyển. Để hiểu rõ hơn về chủ trương mới này, phóng viên Báo Đắk Lắk đã có cuộc trao đổi với ông THÁI VĂN TÀI, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Văn Tài
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Văn Tài
    +Thưa ông, theo Kế hoạch tuyển sinh năm học 2016-2017 UBND tỉnh vừa ban hành, năm nay công tác tuyển sinh vào lớp 10-THPT tiếp tục thực hiện xét tuyển theo địa bàn?
 
 Đúng vậy, năm học 2016-2017, Sở GD-ĐT tham mưu cho tỉnh thực hiện tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo địa bàn. Ngoài 2 trường THPT: Chuyên Nguyễn Du và Dân tộc Nội trú Nơ Trang Lơng tổ chức thi tuyển, thì các trường THPT không chuyên biệt công lập đều xét tuyển. Theo đó, các trường THPT không chuyên biệt chỉ được tuyển HS có hộ khẩu thường trú hoặc tốt nghiệp THCS thuộc phạm vi địa bàn huyện, thị xã, thành phố theo quy định phân tuyến tuyển sinh của UBND cấp huyện (gọi chung là địa bàn tuyển sinh). Việc phân tuyến tuyển sinh cho các trường THPT do UBND các huyện quy định.
 
    +Điểm mới trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 là các trường THCS phải bàn giao hồ sơ tuyển sinh cho các trường THPT trong tuyến, xin ông cho biết rõ hơn?
 
Để thuận lợi cho HS và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trong việc tuyển sinh, từ năm học 2016-2017 Sở GD-ĐT chỉ đạo việc bàn giao hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 của các trường THPT xét tuyển. Theo đó, phòng GD-ĐT chỉ đạo các trường THCS phân loại hồ sơ HS tốt nghiệp THCS theo tuyến tuyển sinh, tổ chức cho các HS đăng ký dự tuyển vào trường THPT theo tuyến và gửi danh sách cho các trường THPT. Tiếp đó là nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển từ các trường THPT, hướng dẫn HS hoàn thành hồ sơ dự tuyển, bàn giao hồ sơ cho các trường THPT trên địa bàn.
Từ năm học 2015-2016, ngành Giáo dục Đắk Lắk chấm dứt thi tuyển vào lớp 10. Trong ảnh: HS dự tuyển vào lớp 10 Trường THPT Buôn Ma Thuột
Từ năm học 2015-2016, ngành Giáo dục Đắk Lắk chấm dứt thi tuyển vào lớp 10. Trong ảnh: HS dự tuyển vào lớp 10 Trường THPT Buôn Ma Thuột. Ảnh tư liệu
 
Trường THPT phối hợp chặt chẽ với phòng GD-ĐT, các trường THCS trên địa bàn có HS phân theo tuyến để nhận hồ sơ đúng quy định; cung cấp hồ sơ đăng ký dự tuyển (theo mẫu của Sở GD-ĐT) cho các trường THCS; cử thành viên thuộc Hội đồng tuyển sinh của nhà trường hướng dẫn HS thủ tục đăng ký dự tuyển, bổ sung  một số giấy tờ theo quy định.
 
Việc bàn giao hồ sơ tuyển sinh giữa 2 cấp học sẽ khắc phục tình trạng HS phải đến trường dự tuyển làm thủ tục tuyển sinh; thay vào đó lãnh đạo các trường THCS có trách nhiệm thực hiện việc này, chỉ những em trúng tuyển mới đến trường làm hồ sơ tuyển sinh, còn những em không trúng tuyển thì có thể đến nhận hồ sơ để chọn cho mình một hướng đi khác là học hệ bổ túc THPT hay học nghề. Năm học 2015-2016, Sở GD-ĐT đã triển khai thí điểm công tác bàn giao hồ sơ ở huyện Krông Ana được dư luận đồng tình ủng hộ và năm học này nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh.
 
     +Việc phân tuyến tuyển tuyển sinh vào lớp 10-THPT vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, nhưng Sở GD-ĐT vẫn quyết tâm tham mưu cho tỉnh thực hiện trong năm học này, thưa ông? 
 
Hệ thống trường THPT trên địa bàn tỉnh hiện nay khá đồng đều về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Do đó từ năm học 2015-2016, Sở GD-ĐT quyết định không tổ chức thi tuyển vào lớp 10 mà xét tuyển theo địa bàn nhằm tạo sự công bằng trong giáo dục. Tuyển sinh theo hình thức xét tuyển sẽ khắc phục một số điểm: các trường THPT có trách nhiệm, cơ hội như nhau trong giảng dạy-học tập, đặc biệt HS có môi trường học tập công bằng. Điều này có nghĩa, HS khá, giỏi không tập trung về một vài trường THPT có tổ chức thi tuyển mà phân bổ khá đồng đều ở tất cả các trường trong tỉnh (trừ THPT Chuyên Nguyễn Du), sẽ tạo không khí, động lực giảng dạy, học tập, từ đó góp phần nâng chất lượng giáo dục. Còn quá sớm để đánh giá hiệu quả của một chủ trương mới, nhưng tin chắc rằng, chủ trương mới này sẽ tạo ra môi trường giáo dục công bằng cho các trường, cho đội ngũ giáo viên và nhất là cho HS.
 
    +Xin cảm ơn ông! 
Nguyên Hoa ( thực hiện
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.