Multimedia Đọc Báo in

UBND huyện Lắk trả lời thư công dân

10:38, 25/09/2016

Vừa qua, Chương trình “Dân hỏi – Thủ trưởng cơ quan hành chính trả lời” đã nhận được câu hỏi, phản ánh của công dân về tình trạng chặt phá rừng, đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Lắk. Ông NGUYỄN XUÂN HOẢN, Phó Chủ tịch UBND huyện Lắk trả lời các phản ánh, kiến nghị của công dân.

Thưa ông, một người dân trên địa bàn huyện Lắk phản ánh: Hiện nay rừng quanh hồ Lắk bị chặt phá, ảnh hưởng đến môi trường. Vậy huyện và các ngành chức năng đã có những biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng này?

- Ý kiến của người dân phản ánh không rõ là ở thời điểm nào, trên thực tế, từ năm 2010 đến nay, công tác quản lý bảo vệ rừng luôn được UBND huyện quan tâm, thực hiện tốt. UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các đơn vị quản lý bảo vệ rừng tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn có hiệu quả các vụ xâm hại đến rừng, do vậy diện tích rừng luôn được giữ vững, chấm dứt hoàn toàn tình trạng khai thác vàng và đá, hạn chế đến mức thấp nhất việc khai thác gỗ và các lâm sản khác. Qua kết quả kiểm kê rừng năm 2015 thì diện tích rừng của Ban Quản lý Dự án khu rừng lịch sử văn hóa môi trường hồ Lắk đã tăng khoảng 1.000 ha so với diện tích rừng được UBND tỉnh giao trước đây. Đây là kết quả của việc tăng cường công tác tuần tra, tuyên truyền vận động nhân dân, nhờ vậy một số diện tích là nương rẫy đã phục hồi thành rừng. Trong thời gian tới, UBND huyện chỉ đạo các đơn vị quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Một số người dân phản ánh việc giải tỏa mặt bằng mở đường quanh hồ Lắk đã ảnh hưởng diện tích đất sản xuất; đề nghị Nhà nước đền bù theo quy định cho các hộ bị thu hồi đất. Đến nay huyện đã tiến hành công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các trường hợp này như thế nào, thưa ông?

- Công trình đường giao thông liên xã Yang Tao – Đắk Liêng (huyện Lắk) được UBND tỉnh phê duyệt Dự án đầu tư tại Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 27-4-2009 với tổng chiều dài tuyến là 7,011 km (điểm đầu Km32+00 Quốc lộ 27; điểm cuối đầu mối vào đường giao thông buôn M’liêng, xã Đắk Liêng, huyện Lắk) với tổng mức đầu tư là gần 13 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.

Đối với công tác giải phóng mặt bằng: Giai đoạn 1 (từ Km0 ÷ Km3+500): UBND huyện đã hoàn thành và phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng tại Quyết định số 1633a/QĐ-UBND ngày 30-6-2014 cho 53 hộ, tổng số tiền là trên 1 tỷ đồng. Chủ đầu tư đã chi trả dứt điểm số tiền này cho các hộ dân.

Giai đoạn 2 (từ Km3+500 ÷ Km5+500): UBND huyện đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án xây dựng huyện phối hợp với các đơn vị hữu quan và các hộ dân bị ảnh hưởng tiến hành khảo sát và lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (gồm các hộ bị ảnh hưởng trên đoạn này và các hộ chưa được đền bù của đoạn đầu tuyến). Hiện nay hồ sơ phương án đang được trình thẩm định tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định. UBND huyện Lắk sẽ tiến hành phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo quy định, đồng thời chi trả khi được UBND tỉnh bố trí kinh phí.

Lan Anh (thực hiện)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.