Multimedia Đọc Báo in

Pháp xuất bản sách về thảm họa da cam tại Việt Nam

23:48, 05/06/2010
Cuốn sách “Chất độc da cam - thảm họa Việt Nam” của tác giả André Bouny do Nhà xuất bản Pháp Demi-Lune ấn hành, đã chính thức được phát hành vào ngày 5-6 nhân Ngày Môi trường Thế giới.
Bìa cuốn sách “Chất độc da cam - thảm họa Việt Nam
Bìa cuốn sách “Chất độc da cam - thảm họa Việt Nam"
Dày 416 trang gồm 10 chương, cuốn sách đề cập đến một chủ đề còn ít được biết đến với 100 ảnh minh họa, bản đồ, ảnh tư liệu và ảnh chân dung của những nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Trong lời nói đầu của cuốn sách, nhà sử học Howard Zinn viết: "Nếu ngược dòng thời gian lịch sử của việc sử dụng các chất độc (nọc rắn và chất độc hại), việc tổng hợp hóa chất nhân rộng ảnh hưởng của cái ác. Chiến tranh Việt Nam là như thế và là chiến tranh hóa học lớn nhất trong lịch sử nhân loại... Nhiều bức ảnh chân dung của những tên tuổi lớn với chữ ký của họ minh họa cho quy mô của thảm họa hiện nay. Bản đồ địa lý, hồ sơ lưu trữ chưa công bố và các nhân chứng Mỹ sẽ chứng minh cho các mục đích thực sự của việc gây ô nhiễm môi trường này. Tác giả cũng đề xuất một tính toán mới về khối lượng hoá chất đã được rải tại Việt Nam. Trong toàn bộ cuốn sách này, tác giả đề cập đến các khía cạnh pháp lý với thủ tục tố tụng thay mặt cho các nạn nhân Việt Nam trong sự im lặng hoàn toàn của các phương tiện truyền thông.
Giống như Tòa án công luận quốc tế tổ chức tháng 5-2009 tại Paris, cuốn sách này nhằm thông báo cho công chúng về bước nhận thức đầu tiên trên con đường sửa chữa những lỗi lầm và hàn gắn sự đau khổ, bởi vì đó cũng là một hy vọng. Một tài liệu lật ngược vấn đề mà lịch sử chính thức chưa bao giờ nói tới điều này để hiểu được mức độ của thảm kịch mà vô số nạn nhân chất độc da cam phải đối mặt hàng ngày...". Cuốn sách sẽ được giới thiệu và triển lãm ở nhiều nơi trên nước Pháp.
Theo TTXVN

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.