Wole Soyinka - cây đại thụ của nền văn chương Nigeria
15:48, 04/06/2010
Wole Soyinka sinh ở Abeokuta, Nigeria, là con thứ hai trong số sáu người con của một thanh tra giáo dục, lúc đó là thuộc địa của Anh. Ngay từ nhỏ, những phong tục, vũ điệu, truyền thuyết của bộ tộc đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí ông.
Từ năm 1952, ông học văn học Anh, lịch sử, tiếng Hy Lạp tại Trường Cao đẳng Ibadan, rồi tiếp tục học Anh văn tại Đại học Leeds. Năm 1958, Soyinka học sân khấu, làm diễn viên và viết kịch cho Nhà hát Hoàng gia London - các vở lớn đầu tiên là The Swamp Dwellers (Cư dân đầm lầy), The Lion and the Jewel (Sư tử và hạt ngọc). Năm 1960, ông được trao học bổng Rockefeller; sau đó ông quay trở về Nigeria học nghệ thuật kịch châu Phi và giảng dạy tiếng Anh tại các trường đại học Ibadan, Lagos và Ife; đồng thời viết kịch, làm đạo diễn, diễn viên. Từ năm 1960-1964, ông cùng một số người sáng lập tạp chí danh tiếng Black Orpheus (Thiên thần đen). Năm 1965, ông xuất bản tiểu thuyết đầu tay không có cốt truyện, nội dung là cuộc trò chuyện giữa năm trí thức trẻ Nigeria vừa tốt nghiệp đại học ở nước ngoài có mong muốn phục vụ đất nước nhưng lại bị cản trở bởi quan điểm và tệ tham nhũng.
Những năm 1967-1969, ông bị bắt giam vì viết một bài báo kêu gọi chấm dứt nội chiến ở Nigeria. Trong thời gian này, ông viết tập Poems from Prison (Thơ trong tù, 1969) - tái bản bổ sung năm 1972 với tên gọi A Shuttle in the Crypt (Một chuyến đi trong hầm nhà thờ) - và tiểu thuyết The Man Died: Prison Notes (Người đã chết, 1972). Năm 1973, ông nhận bằng tiến sĩ của Đại học Leeds và trở thành giáo sư văn học vào năm 1975.
Năm 1986, Wole Soyinka là nhà văn châu Phi đầu tiên nhận giải Nobel Văn học vì có những đóng góp quan trọng cho nền sân khấu châu Phi. Ông đã dành tặng bài diễn từ đọc tại lễ trao giải Nobel của mình cho vị lãnh tụ Nam Phi luôn đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Nelson Mandela.
Năm 1993, chế độ độc tài quân sự lên nắm quyền, ông ra nước ngoài sinh sống. Trong tập truyện ký Open Sore of Continent: A Personal Narrative of the Nigeria Crisis (Vết thương mở của lục địa: chứng kiến riêng tư về cuộc khủng hoảng ở Nigeria) viết năm 1996, ông đã ghi lại quá trình giành độc lập của Nigeria từ năm 1960 đến năm 1993. Năm 1997, sau các bài viết nói về cuộc phục hưng đất nước Nigeria, ông đã bị buộc tội phản quốc. Tháng 6-1998, khi chính phủ mới lên thay, ông được hủy bỏ tội danh này. Năm 1999, Wole Soyinka xuất bản cuốn The Burden of Memory, the Muse of Forgiveness (Gánh nặng của trí nhớ, nàng thơ của lòng khoan thứ), kể về những tội ác đối với người châu Phi và về sự khó khăn của việc hòa giải. Tập thơ về những năm tháng lưu vong của ông, Samarkand and Other Markets I Have Known (Samarkand và các thị trường khác mà tôi biết), được xuất bản năm 2002.
Wole Soyinka là một trong những người xây dựng nền sân khấu dân tộc Nigeria độc lập và sáng lập đoàn kịch 1960 Masks (Mặt nạ 1960). Ông cũng là người không tán thành khuynh hướng négritude (“phận da đen”, đề cao các giá trị văn hóa da đen) của nhóm Senghor. Trong các vở kịch của mình ông thường kết hợp rất khéo léo các chi tiết phương Tây với những yếu tố dân gian và tôn giáo. Ông biết tạo nên những đánh giá chính xác, phù hợp với tình trạng xã hội và quan niệm đạo đức của nhân vật, qua đó bày tỏ sự thất vọng của mình về sự lãnh đạo độc đoán và xã hội Nigeria nói chung.
Những năm 1967-1969, ông bị bắt giam vì viết một bài báo kêu gọi chấm dứt nội chiến ở Nigeria. Trong thời gian này, ông viết tập Poems from Prison (Thơ trong tù, 1969) - tái bản bổ sung năm 1972 với tên gọi A Shuttle in the Crypt (Một chuyến đi trong hầm nhà thờ) - và tiểu thuyết The Man Died: Prison Notes (Người đã chết, 1972). Năm 1973, ông nhận bằng tiến sĩ của Đại học Leeds và trở thành giáo sư văn học vào năm 1975.
Năm 1986, Wole Soyinka là nhà văn châu Phi đầu tiên nhận giải Nobel Văn học vì có những đóng góp quan trọng cho nền sân khấu châu Phi. Ông đã dành tặng bài diễn từ đọc tại lễ trao giải Nobel của mình cho vị lãnh tụ Nam Phi luôn đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Nelson Mandela.
Năm 1993, chế độ độc tài quân sự lên nắm quyền, ông ra nước ngoài sinh sống. Trong tập truyện ký Open Sore of Continent: A Personal Narrative of the Nigeria Crisis (Vết thương mở của lục địa: chứng kiến riêng tư về cuộc khủng hoảng ở Nigeria) viết năm 1996, ông đã ghi lại quá trình giành độc lập của Nigeria từ năm 1960 đến năm 1993. Năm 1997, sau các bài viết nói về cuộc phục hưng đất nước Nigeria, ông đã bị buộc tội phản quốc. Tháng 6-1998, khi chính phủ mới lên thay, ông được hủy bỏ tội danh này. Năm 1999, Wole Soyinka xuất bản cuốn The Burden of Memory, the Muse of Forgiveness (Gánh nặng của trí nhớ, nàng thơ của lòng khoan thứ), kể về những tội ác đối với người châu Phi và về sự khó khăn của việc hòa giải. Tập thơ về những năm tháng lưu vong của ông, Samarkand and Other Markets I Have Known (Samarkand và các thị trường khác mà tôi biết), được xuất bản năm 2002.
Wole Soyinka là một trong những người xây dựng nền sân khấu dân tộc Nigeria độc lập và sáng lập đoàn kịch 1960 Masks (Mặt nạ 1960). Ông cũng là người không tán thành khuynh hướng négritude (“phận da đen”, đề cao các giá trị văn hóa da đen) của nhóm Senghor. Trong các vở kịch của mình ông thường kết hợp rất khéo léo các chi tiết phương Tây với những yếu tố dân gian và tôn giáo. Ông biết tạo nên những đánh giá chính xác, phù hợp với tình trạng xã hội và quan niệm đạo đức của nhân vật, qua đó bày tỏ sự thất vọng của mình về sự lãnh đạo độc đoán và xã hội Nigeria nói chung.
Trà My
(Theo Wikipedia)
(Theo Wikipedia)
Ý kiến bạn đọc