Mê theo những nan gùi
16:02, 16/07/2010
Đan gùi không đơn giản là tạo ra một vật dụng, mà người thợ còn gửi gắm vào đó niềm đam mê đối với một biểu trưng văn hóa của dân tộc. Qua bàn tay khéo léo của mình, người thợ đã biến nan lồ ô thành những chiếc gùi tinh xảo. Dù thu nhập từ đan gùi không lớn, song họ vẫn cứ miệt mài với nghề.
Người Êđê có nhiều tên gọi khác nhau tương ứng với mỗi loại gùi, tùy vào mục đích sử dụng của từng loại mà có kích cỡ khác nhau: lớn, trung, nhỏ… Gùi nhỏ đựng các vật dụng trong gia đình như thuốc men, kim chỉ; trung dùng để đi chợ, lớn đựng lúa, sắn, ngô, cà phê… gùi từ nương rẫy về.
Người đan gùi đẹp nhất ở buôn Ea Bông (xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột) hiện nay phải kể đến là vợ chồng Y Wăm Byă và H’Măn Êban, vẫn giữ được những đường đan rất thành thạo và tinh xảo. Anh Y Wăm cho biết, nghề đan gùi thường do cha dạy cho con, truyền từ đời này qua đời khác. Người giỏi cũng mất hơn 1 năm mới đan thành thạo, còn để làm ra được những chiếc gùi đẹp và nhanh thì cần nhiều thời gian hơn nữa. Ban đầu, vợ chồng anh đan gùi chỉ để làm đồ dùng cho các thành viên trong gia đình. Dần dần, trước nhu cầu của bà con trong xóm, người ta hỏi mua mới nghĩ đến chuyện làm gùi để bán, chủ yếu cho bà con trong vùng. Trong ngôi nhà của Y Wăm có đến hàng chục vật dụng lớn nhỏ từ chiếc gùi lên rẫy đến cái sàng, giầm, nia…, tất tần tật đều được làm bằng tre, lồ ô rất tinh xảo do hai vợ chồng anh tự đan lấy. Cầm chiếc gùi trên tay anh giảng giải, để tạo nên một sản phẩm như thế phải trải qua các công đoạn: làm chân gùi, thân gùi (đan nan đứng, nan ngang), quai mang…, nghề đan gùi, tưởng chừng đơn giản, nhưng để hoàn thành một chiếc gùi, anh và vợ phải tỉ mỉ làm hết hai ngày liên tục. Khâu đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu, người có kinh nghiệm, trước khi đan thường ngâm nguyên liệu trong nước mấy ngày, sau đó vót nan đều tạo độ cong nhất định thì gùi mới bền, chắc, qua sử dụng lâu ngày gùi lên màu nâu sẫm rất đẹp. Tính chuyên môn hóa cũng thể hiện rõ nét trong nghề đan của vợ chồng Y Wăm, hằng ngày, anh ngồi vót nan, đan thân, còn vợ thì vào phần đế, quai, cặm cụi trong từng thao tác, để cho ra một chiếc gùi ưng ý. Chị H’Măn Êban, vợ Y Wăm, chỉ vào những cây lồ ô xếp ngoài sân nói, ngày xưa đan gùi bằng mây, bây giờ không còn mây nữa nên thay bằng lồ ô, trước khi vót nan phải đem hơ trên lửa để tăng độ bền. Tỉ mỉ vót từng sợi nan, Y Wăm cho biết, mấy năm trở lại đây, gia đình anh đã sống được bằng nghề đan gùi, thu nhập hơn 1,5 triệu đồng/ tháng. Những ống lồ ô vào tay anh, qua những đường đan sắc sảo đã trở thành chiếc gùi đẹp, đều tăm tắp các nan đan. Bình thường để đan được một gùi cõng lúa, phải mất khoảng 1 ngày đối với những ai đã thành thạo, nhưng vợ chồng Y Wăm thì làm lâu hơn, vì theo anh phải tỉ mỉ từ khâu vót nan đến lúc vào nan sao cho khít và neo kỹ từng mối đáy gùi và quai đeo, như thế gùi mới cứng chắc được. Vì vậy mà những chiếc gùi bán ở chợ so với gùi do gia đình anh làm ra, thường mỏng lát hơn, đường nan thưa yếu, dễ giòn gẫy, thời gian sử dụng không lâu. Mỗi chiếc gùi làm kỳ công như thế bán được 140.000 đồng, tranh thủ thời gian rảnh, hai vợ chồng ngồi đan, mỗi tháng cũng làm được 15- 20 chiếc, ngoài các hộ dân trong buôn, xã, nếu người xã khác có nhu cầu mua thì phải đặt hàng trước.
Nhìn vào những chiếc gùi thành phẩm còn thơm mùi nan mới, Y Wăm bộc bạch, hiện trong buôn không còn mấy ai đan gùi nữa, vì nghề này vừa tốn thời gian, giá bán lại rẻ, mà lại phải làm thường xuyên, nếu không, tay mất cảm giác, vót nan sẽ không đều và các đường nan khi ấy không còn khít chặt nữa.
Thiếu nữ bên hồ. (Ảnh: T.L) |
Người đan gùi đẹp nhất ở buôn Ea Bông (xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột) hiện nay phải kể đến là vợ chồng Y Wăm Byă và H’Măn Êban, vẫn giữ được những đường đan rất thành thạo và tinh xảo. Anh Y Wăm cho biết, nghề đan gùi thường do cha dạy cho con, truyền từ đời này qua đời khác. Người giỏi cũng mất hơn 1 năm mới đan thành thạo, còn để làm ra được những chiếc gùi đẹp và nhanh thì cần nhiều thời gian hơn nữa. Ban đầu, vợ chồng anh đan gùi chỉ để làm đồ dùng cho các thành viên trong gia đình. Dần dần, trước nhu cầu của bà con trong xóm, người ta hỏi mua mới nghĩ đến chuyện làm gùi để bán, chủ yếu cho bà con trong vùng. Trong ngôi nhà của Y Wăm có đến hàng chục vật dụng lớn nhỏ từ chiếc gùi lên rẫy đến cái sàng, giầm, nia…, tất tần tật đều được làm bằng tre, lồ ô rất tinh xảo do hai vợ chồng anh tự đan lấy. Cầm chiếc gùi trên tay anh giảng giải, để tạo nên một sản phẩm như thế phải trải qua các công đoạn: làm chân gùi, thân gùi (đan nan đứng, nan ngang), quai mang…, nghề đan gùi, tưởng chừng đơn giản, nhưng để hoàn thành một chiếc gùi, anh và vợ phải tỉ mỉ làm hết hai ngày liên tục. Khâu đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu, người có kinh nghiệm, trước khi đan thường ngâm nguyên liệu trong nước mấy ngày, sau đó vót nan đều tạo độ cong nhất định thì gùi mới bền, chắc, qua sử dụng lâu ngày gùi lên màu nâu sẫm rất đẹp. Tính chuyên môn hóa cũng thể hiện rõ nét trong nghề đan của vợ chồng Y Wăm, hằng ngày, anh ngồi vót nan, đan thân, còn vợ thì vào phần đế, quai, cặm cụi trong từng thao tác, để cho ra một chiếc gùi ưng ý. Chị H’Măn Êban, vợ Y Wăm, chỉ vào những cây lồ ô xếp ngoài sân nói, ngày xưa đan gùi bằng mây, bây giờ không còn mây nữa nên thay bằng lồ ô, trước khi vót nan phải đem hơ trên lửa để tăng độ bền. Tỉ mỉ vót từng sợi nan, Y Wăm cho biết, mấy năm trở lại đây, gia đình anh đã sống được bằng nghề đan gùi, thu nhập hơn 1,5 triệu đồng/ tháng. Những ống lồ ô vào tay anh, qua những đường đan sắc sảo đã trở thành chiếc gùi đẹp, đều tăm tắp các nan đan. Bình thường để đan được một gùi cõng lúa, phải mất khoảng 1 ngày đối với những ai đã thành thạo, nhưng vợ chồng Y Wăm thì làm lâu hơn, vì theo anh phải tỉ mỉ từ khâu vót nan đến lúc vào nan sao cho khít và neo kỹ từng mối đáy gùi và quai đeo, như thế gùi mới cứng chắc được. Vì vậy mà những chiếc gùi bán ở chợ so với gùi do gia đình anh làm ra, thường mỏng lát hơn, đường nan thưa yếu, dễ giòn gẫy, thời gian sử dụng không lâu. Mỗi chiếc gùi làm kỳ công như thế bán được 140.000 đồng, tranh thủ thời gian rảnh, hai vợ chồng ngồi đan, mỗi tháng cũng làm được 15- 20 chiếc, ngoài các hộ dân trong buôn, xã, nếu người xã khác có nhu cầu mua thì phải đặt hàng trước.
Anh Y Wăm đang ngồi đan phần thân gùi |
Nhìn vào những chiếc gùi thành phẩm còn thơm mùi nan mới, Y Wăm bộc bạch, hiện trong buôn không còn mấy ai đan gùi nữa, vì nghề này vừa tốn thời gian, giá bán lại rẻ, mà lại phải làm thường xuyên, nếu không, tay mất cảm giác, vót nan sẽ không đều và các đường nan khi ấy không còn khít chặt nữa.
Đỗ Lan
Ý kiến bạn đọc