Hát then với người Tày buôn Krông
12:07, 17/10/2010
Từ bao đời, hát then đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đồng bào Tày, dù họ ở bất cứ nơi đâu. Song, việc bảo tồn và phát triển nét văn hóa truyền thống này ở buôn Krông, xã Dur Kmăl (huyện Krông Ana) lại không hề đơn giản…
Đội văn nghệ hát then của buôn
Tuy không còn lưu giữ được nhiều phong tục, tập quán của dân tộc mình, song, người Tày tại buôn Krông vẫn giữ được nét văn hóa tinh thần độc đáo từ làn điệu hát then, đàn tính. Toàn buôn hiện có 90 hộ dân, trong đó có 50 hộ là người Tày di cư từ Cao Bằng vào từ những năm 1990. Vài năm trở lại đây, đời sống kinh tế của bà con đã có bước phát triển đáng kể, theo đó, nhiều nét phong tục tập quán của đồng bào Tày cũng được chú trọng phục hồi, đặc biệt là hát then. Năm 2005, đội văn nghệ hát then buôn Krông thành lập, hoạt động thường xuyên với 8 người (đàn, hát do 6 chị em phụ nữ đảm nhiệm, còn đàn ông thì thổi sáo), đã từng tham gia văn nghệ do huyện tổ chức và được đánh giá rất cao. Chị Nông Thị Ánh, Đội trưởng đội văn nghệ buôn Krông cho biết, bên cạnh các đợt biểu diễn trên huyện, giao lưu với các xã bạn, hằng năm vào những dịp lễ tết, hội hè, cưới hỏi trong buôn, đội cũng tham gia rất sôi nổi. Để phong trào của đội hoạt động lâu dài, ngoài thời gian các thành viên tham gia lao động sản xuất, chăm lo đời sống gia đình, tối thứ bảy hằng tuần họ thường tập trung tại nhà văn hóa buôn để luyện tập và đàn hát cho nhau nghe những bài mới sáng tác, hoặc qua đó, các chị còn có dịp trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo….
Hát then ra đời trong dân gian, gắn với đời sống sinh hoạt hàng ngày, nên lời hát là sự phản ánh chân thực tâm tư, tình cảm của bà con. Nghe những câu hát Ơn Đảng do chị Lương Thị Phiên thể hiện mới thấy được những tấm chân tình ấy: “Chúng tôi dân Cao Bằng, Bắc Cạn, nhờ chính sách của Đảng, Bác Hồ, vào đây làm ăn sinh sống, bây giờ ổn định cuộc đời, con cháu được thầy cô giảng dạy, có đường xe đi lại dễ dàng, cuộc sống được vinh quang hạnh phúc, dân chúng tôi sẽ nhớ mãi…” Đồng thời, then còn có nội dung phê phán thói hư tật xấu, đề cao phẩm chất tốt đẹp của con người, có tác dụng răn đe, giáo dục mọi người: “Có làm thì mới có ăn, thật thà, chất phác mọi người đều thương…” hay bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc với những số phận không may mắn, người tật nguyền, mồ côi… Đó chính là nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tày sinh sống trên mảnh đất Tây Nguyên này.
Và nỗi lo không người kế tục
Trong số 50 hộ người Tày tại buôn Krông, chỉ còn 8 thành viên trong đội văn nghệ còn lưu giữ được làn điệu hát then, song, hầu hết họ đều ở tuổi 35- 40, học hát then từ khi còn ở quê Cao Bằng. Lớp thanh niên hiện nay không còn thiết tha với nét văn hóa truyền thống này nữa, bởi trước đây, khi theo bố mẹ vào Dak Lak lập nghiệp thì tuổi còn nhỏ, vào đây lại không được tiếp xúc với môi trường văn hóa hát then phong phú, rộng lớn như trước. Anh Ma Văn Trọng là một trong hai người duy nhất của buôn còn biết thổi sáo tâm sự: “Môi trường giao lưu văn nghệ, tập quán sinh hoạt đang dần bị thu nhỏ lại, bên cạnh đó, lớp trẻ lớn lên thường đi học, làm xa gia đình nên không mấy ai còn muốn học hát then nữa”. Trước nguy cơ hát then đang dần mai một như hiện nay, việc tìm người kế tục cho làn điệu này ở buôn Krông đang trở thành nỗi lo canh cánh của nhiều người. Để lưu giữ và phát triển nét văn hóa truyền thống này không phải chuyện một sớm một chiều, đòi hỏi mọi người cùng đồng tâm hiệp lực, thực sự say mê với hát then mới có thể theo đuổi đến cùng, đặc biệt là chơi đàn tính và thổi sáo rất “kén người”, không phải ai muốn cũng làm được. Hiện, toàn buôn chỉ còn lại 2 người biết thổi sáo, 6 cây đàn tính, trong khi số đội viên văn nghệ lại quá ít ỏi, nên giải pháp tình thế để duy trì hát then ở buôn Krông là hàng năm, đội văn nghệ buôn vẫn thường tìm đủ mọi cách để thu hút lớp trẻ tham gia tập hát then như, góp tiền mua quần áo truyền thống, chế tác đàn, sáo...; đồng thời, kết hợp với các chi đoàn, hội phụ nữ, vận động từng hộ gia đình có con em trong độ tuổi thanh, thiếu niên tham gia sinh hoạt đội, thậm chí còn khuyến khích bằng cách mỗi buổi tham gia, mỗi em sẽ được nhận 5000 đồng (trích từ quỹ của thôn). Song, chỉ được mấy ngày đầu rồi lại như “đá ném ao bèo”.
Điều đáng lo ngại là nếu mai này các thành viên trong đội hát then già đi, trong khi lớp trẻ đang quay lưng lại thì nét văn hóa truyền thống này sẽ có nguy cơ mất hẳn.
Đội văn nghệ hát then của buôn
Tuy không còn lưu giữ được nhiều phong tục, tập quán của dân tộc mình, song, người Tày tại buôn Krông vẫn giữ được nét văn hóa tinh thần độc đáo từ làn điệu hát then, đàn tính. Toàn buôn hiện có 90 hộ dân, trong đó có 50 hộ là người Tày di cư từ Cao Bằng vào từ những năm 1990. Vài năm trở lại đây, đời sống kinh tế của bà con đã có bước phát triển đáng kể, theo đó, nhiều nét phong tục tập quán của đồng bào Tày cũng được chú trọng phục hồi, đặc biệt là hát then. Năm 2005, đội văn nghệ hát then buôn Krông thành lập, hoạt động thường xuyên với 8 người (đàn, hát do 6 chị em phụ nữ đảm nhiệm, còn đàn ông thì thổi sáo), đã từng tham gia văn nghệ do huyện tổ chức và được đánh giá rất cao. Chị Nông Thị Ánh, Đội trưởng đội văn nghệ buôn Krông cho biết, bên cạnh các đợt biểu diễn trên huyện, giao lưu với các xã bạn, hằng năm vào những dịp lễ tết, hội hè, cưới hỏi trong buôn, đội cũng tham gia rất sôi nổi. Để phong trào của đội hoạt động lâu dài, ngoài thời gian các thành viên tham gia lao động sản xuất, chăm lo đời sống gia đình, tối thứ bảy hằng tuần họ thường tập trung tại nhà văn hóa buôn để luyện tập và đàn hát cho nhau nghe những bài mới sáng tác, hoặc qua đó, các chị còn có dịp trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo….
Các chị em trong đội văn nghệ hát then cùng nhau luyện tập |
Và nỗi lo không người kế tục
Trong số 50 hộ người Tày tại buôn Krông, chỉ còn 8 thành viên trong đội văn nghệ còn lưu giữ được làn điệu hát then, song, hầu hết họ đều ở tuổi 35- 40, học hát then từ khi còn ở quê Cao Bằng. Lớp thanh niên hiện nay không còn thiết tha với nét văn hóa truyền thống này nữa, bởi trước đây, khi theo bố mẹ vào Dak Lak lập nghiệp thì tuổi còn nhỏ, vào đây lại không được tiếp xúc với môi trường văn hóa hát then phong phú, rộng lớn như trước. Anh Ma Văn Trọng là một trong hai người duy nhất của buôn còn biết thổi sáo tâm sự: “Môi trường giao lưu văn nghệ, tập quán sinh hoạt đang dần bị thu nhỏ lại, bên cạnh đó, lớp trẻ lớn lên thường đi học, làm xa gia đình nên không mấy ai còn muốn học hát then nữa”. Trước nguy cơ hát then đang dần mai một như hiện nay, việc tìm người kế tục cho làn điệu này ở buôn Krông đang trở thành nỗi lo canh cánh của nhiều người. Để lưu giữ và phát triển nét văn hóa truyền thống này không phải chuyện một sớm một chiều, đòi hỏi mọi người cùng đồng tâm hiệp lực, thực sự say mê với hát then mới có thể theo đuổi đến cùng, đặc biệt là chơi đàn tính và thổi sáo rất “kén người”, không phải ai muốn cũng làm được. Hiện, toàn buôn chỉ còn lại 2 người biết thổi sáo, 6 cây đàn tính, trong khi số đội viên văn nghệ lại quá ít ỏi, nên giải pháp tình thế để duy trì hát then ở buôn Krông là hàng năm, đội văn nghệ buôn vẫn thường tìm đủ mọi cách để thu hút lớp trẻ tham gia tập hát then như, góp tiền mua quần áo truyền thống, chế tác đàn, sáo...; đồng thời, kết hợp với các chi đoàn, hội phụ nữ, vận động từng hộ gia đình có con em trong độ tuổi thanh, thiếu niên tham gia sinh hoạt đội, thậm chí còn khuyến khích bằng cách mỗi buổi tham gia, mỗi em sẽ được nhận 5000 đồng (trích từ quỹ của thôn). Song, chỉ được mấy ngày đầu rồi lại như “đá ném ao bèo”.
Điều đáng lo ngại là nếu mai này các thành viên trong đội hát then già đi, trong khi lớp trẻ đang quay lưng lại thì nét văn hóa truyền thống này sẽ có nguy cơ mất hẳn.
Lê Thành
Ý kiến bạn đọc