Multimedia Đọc Báo in

Du ịch thế giới qua ảnh: Những kiệt tác kiến trúc bằng bùn đất

15:05, 31/01/2011
Có một tầng văn hóa kiến trúc bằng bùn và đất đã tồn tại qua hằng nghìn năm nay mặc cho sự tàn phá khốc liệt của thời gian…

 

 

Nhà thờ Hồi giáo Dejenne ở Ma-li là công trình kiến trúc từ bùn đất lớn nhất thế giới. Được xây dựng lại trên nền đổ nát của nhà thờ Hồi giáo đầu tiên (vào thế kỷ 13), công trình này chỉ mất một năm thì hoàn thành. Nhà thờ Dejenne đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

 
Lâu đài cổ Kasbah hùng vĩ tọa lạc ở phía Nam của thị trấn Ouarzazate, Ma-rốc.

 

Nhà thờ Hồi giáo Dijinguere Ber

ở Timbuktu được xây dựng theo hình dáng kim tự tháp bởi Mansa Musa khi trở về từ Ai Cập. Công trình này đã được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1324 đến 1327.

 
Thành lũy của Rayen

 

Arg e Bam

ở Iran có niên đại ít nhất là 2000 năm là một trong những thị trấn gần như hoàn toàn bằng bùn. Thật không may, nó đã bị tiêu huỷ phần lớn trong trận động đất năm 2003, ước tính khoảng 26.000 người thiệt mạng.

 

Thành phố Shibam

của Yemen được xây dựng bởi các tòa nhà cao chót vót bằng bùn, trong đó có rất nhiều tòa nhà khoảng 500 năm tuổi. Khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1982.

 

Công trình bằng bùn đất của châu Phi

được xây dựng ở Burkina Faso mang tính bền vững, một tác phẩm điêu khắc và có sự tham gia của cộng đồng.

 

Những ngôi nhà "tổ ong" thú vị này ở Sarouj, Syria

là một trong những công trình cổ xưa mà vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

L.H (nguồn ahsui.com)

 


Ý kiến bạn đọc


Xem thêm

Sắc xuân
14:28, 30/01/2011
Sắc xuân
14:28, 30/01/2011
Tranh mèo mừng xuân
15:36, 27/01/2011
Tranh mèo mừng xuân
15:36, 27/01/2011
(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.