Multimedia Đọc Báo in

Cồng chiêng Tây Nguyên dưới góc nhìn của người nước ngoài

10:50, 14/09/2011

Gần 100 bức ảnh trắng đen lưu giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của những dân tộc anh em vùng Tây Nguyên đang được triển lãm, giới thiệu đến công chúng tại Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh với chuyên đề “Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên”.

Người Bana đánh cồng, 1953
Người Bana đánh cồng, 1953

Đây là những tư liệu vô cùng quý, do chính các viên chức thuộc địa, sĩ quan quân đội, các nhà truyền giáo và học giả Pháp chụp trong khoảng thời gian từ những năm 30 đến những năm 60 của thế kỷ XX. Họ ghi lại những gì tận mắt chứng kiến tại các buôn làng người Ba Na, Jrai, M’Nông… thời bấy giờ. Với 4 nội dung chính gồm: dàn nhạc cồng chiêng, tập quán gõ cồng chiêng, bối cảnh âm nhạc cồng chiêng, vượt khỏi truyền thống,Triển lãm giới thiệu về cơ cấu của một dàn nhạc cồng chiêng, các nghi lễ có sử dụng cồng chiêng, cách chơi cũng như trang phục… Nguồn tư liệu quý này giúp người xem hình dung được sự đa dạng, phong phú của không gian văn hóa cồng chiêng trước năm 1975, đặc biệt là trước năm 1954.

Triển lãm kết thúc vào cuối tháng 9 và sẽ tiếp tục được trưng bày tại bảo tàng các tỉnh, thành trong cả nước.

L.A (theo VHO)

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.