Multimedia Đọc Báo in

200 cán bộ văn hoá, nghệ nhân được bồi dưỡng nghiệp vụ và phương pháp sưu tầm, nghiên cứu, truyền dạy văn hóa dân gian.

14:38, 25/06/2012

Nhằm thực hiện hiệu quả hơn công tác bảo tồn, phát huy vốn văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng của Dak Lak, Sở VHTTDL và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ sưu tầm, nghiên cứu, truyền dạy văn hóa - văn nghệ dân gian các dân tộc Dak Lak.

Truyền dạy nghề thổ cẩm cho thế hệ trẻ nhằm bảo tồn vốn văn hóa quý của dân tộc
Nghệ nhân dệt thổ cẩm H'Ngơn Niê, buôn A Yun, xã Ea Kuêh (Cư M'gar)  truyền nghề cho thế hệ trẻ

Đây là đợt bồi dưỡng nghiệp vụ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, quy tụ hơn 200 học viên là các nghệ nhân, những người làm công tác nghiên cứu, sưu tầm, truyền dạy và quản lý văn hóa- văn nghệ đến từ các địa phương, các đơn vị có liên quan trong tỉnh.

Những hoạt động văn hóa- văn nghệ dân gian cần được sưu tầm, gìn giữ để bảo tồn
 Nhạc giã lúa- nét văn hóa độc đáo của người Thái ở Cư M'gar

Lớp tập huấn diễn ra trong 5 ngày (từ 22 đến 27- 6), chia làm 2 nhóm chương trình: cơ bản và nâng cao. Chương trình cơ bản sẽ giới thiệu các thể loại văn học dân gian; công tác điều tra, sưu tầm; đặc điểm của nền văn hóa cổ truyền; phương pháp thống kê, phân loại, bảo quản. Chương trình nâng cao, học viên nghiên cứu sâu các chuyên đề: Vấn đề hội nhập quốc tế và văn hóa ở Việt Nam; Khoa học nghiên cứu văn học dân gian và một số vấn đề đặt ra; Một số kiến thức cơ bản về văn học dân gian; Văn hóa dân gian - nội hàm và đặc trưng - Những phương pháp tiếp cận; Lễ hội và những vấn đề thời sự của lễ hội; Phương pháp xây dựng và thực hiện dự án (đề tài) tài trợ nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian… Kết thúc khoá học cùng với việc trang bị những kiến thức, các học viên sẽ góp phần mình vào việc bảo tồn, phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa dân gian tại địa phương.

Minh Quân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.