Multimedia Đọc Báo in

Tục gõ sạp đón khách của người Thái ở Yên Bái

16:31, 25/06/2012

Gõ sạp (gõ sàn nhà) đón khách là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo của đồng bào Thái ở tỉnh Yên Bái bởi không khí sôi động, náo nhiệt mỗi khi trong gia đình hay trong bản tổ chức các cuộc vui có mời đông khách.

Cấu trúc nhà sàn của đồng bào Thái có một nét khá khác biệt với nhà sàn của một số dân tộc khác ở chỗ, khi đi lên hết cầu thang, không chỉ có cửa rẽ vào lòng nhà, mà có một lan can dọc theo trái nhà thẳng xuống khu vực bếp. Chính lan can này là khu vực diễn ra cảnh gõ sạp đón khách. Số người tham gia gõ sạp từ 9 - 12 là những thiếu nữ trẻ, giỏi văn nghệ. Trong số đó, có một người điều khiển trống cái và số còn lại mỗi người cầm một đôi ống tre hoặc nứa đứng thành hàng ngoài lan can.

Khi khách đã đến sân nhà, người điều khiển trống cái nổi một hồi trống thật dài, sau đó đánh trống dặp để những người cầm ống làm động tác chuẩn bị. Tiếng trống dặp chuyển thành những tiếng tùng... cắc... những người cầm ống bắt đầu trổ ống xuống sàn nhà, đập 2 ống vào nhau, sao cho âm thanh của ống xen kẽ vào âm thanh của trống. Cứ thế, âm thanh vang vọng, rộn ràng tận đến lúc khách đã quây quần quanh những mâm cỗ, tiếng gõ sạp sẽ dừng lại. Các cô gái tỏa đi các mâm rót rượu mời khách, rồi lại tập trung ở một góc nhà hát ví đối đáp với khách. Khi cuộc rượu đã tàn và chuyển sang màn múa xòe thì những cô gái này sẵn sàng lẫn trong vòng xòe cùng với khách. Khi khách bắt đầu ra về, các cô gái nhanh chóng cầm những chai rượu và những chiếc chén được chuẩn bị sẵn, tiếp tục đứng ra lan can rót rượu mời khách uống chén rượu chúc mừng và chia tay nhau, để rồi cả chủ lẫn khách đều lưu luyến trong việc tiễn đưa và có được cuộc vui trọn vẹn nghĩa tình.

(Theo QHO)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.