Multimedia Đọc Báo in

Sách cho trẻ em chưa nghiêm túc

10:28, 10/11/2013
Một hôm, đứa cháu ngoại của tôi được mẹ dẫn đi chơi về. Tôi hỏi cháu: -Cháu đi đâu về vậy? Cháu trả lời: -Dạ, con đi thăm bà về ạ. Tôi lại hỏi: -Cháu thăm bà nào vậy? Cháu liền trả lời một tràng dài: “Bà gì?/Bà ngoại/Ngoại gì?/Ngoại xâm/Xâm gì?/Xâm lăng... Ao gì?/Ao cá/Cá gì?/Cá quả/Quả gì?/Quả đấm”. Tôi ngỡ ngàng, hỏi: -Cháu đọc cái gì vậy? Ai dạy cho cháu? Cháu trả lời: -Con đọc trong sách mà…

Rồi cháu lấy trong cặp cuốn sách đưa cho tôi xem. Bài đồng dao cháu vừa đọc nằm ở trang 8 của sách “Đồng dao dành cho trẻ mầm non” do Nhà xuất bản Mỹ thuật ấn hành năm 2012 (Số đăng ký KHXB: QD.87-2011/CXB/36-04/MT ngày 12-10-2011). Tôi đọc đi đọc lại bài đồng dao và nhận thấy: Đây là một bài đồng dao mới, nội dung quả là có vấn đề không ổn trong việc giáo dục trẻ em; đặc biệt là trẻ em mầm non, tâm hồn còn rất trong trắng. Các khái nhiệm, tri thức mà các cháu tiếp nhận được hằng ngày rất dễ ăn sâu trong tâm hồn, trí nhớ. Vì vậy, khi làm sách cho trẻ em phải chọn những bài đồng dao vui, dễ nhớ, nhưng nội dung phải nghiêm túc, có tính giáo dục cao. Ở đây người làm sách đã chọn bài đồng dao mà các khái niệm “Bà ngoại” đi liền với các khái niệm “Ngoại xâm”, “Xâm lăng” (có tính bông phèng, bỡn cợt)… rồi “Quả gì”, “Quả đấm” (có tính bạo lực)… theo tôi là không nghiêm túc về nội dung. Cái sự vui ở đây thiếu sự trong sáng, vui đến mức bông phèng, quá trớn, không có tính giáo dục về đạo đức. Đành rằng bài đồng dao này cũng cho các cháu biết (chưa nói hiểu) thêm một số từ ngữ, khái niệm, nhưng theo tôi là hoàn toàn không nên đưa vào cuốn sách.

Trong kho tàng đồng dao (kể cả đồng dao cũ và mới) của Việt Nam chúng ta có biết bao bài hay về hình thức và nội dung, có tính giáo dục cao, vì sao những người làm sách không chọn? Thật tiếc lắm thay!

Đặng Bá Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.