Multimedia Đọc Báo in

Hai cha con cùng nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh

09:23, 06/12/2013
Nam Cao là một trong những nhà văn cách mạng tiêu biểu, việc nào được giao cũng hoàn thành xuất sắc. Với những đóng góp to lớn của mình ông vinh dự được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt I năm 1996 cùng với 25 nhà văn Việt Nam.

Nhà văn Nam Cao có bốn người con, trong đó có ông Trần Mai Hiên, sinh năm 1941. Sau khi học ở Trường Tiểu học Tân Trào (Tuyên Quang) năm 1953, ông Trần Mai Hiên sang Trung Quốc học ở Trường Thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm. Năm 1957, ông về học ở Trường Nam Lý (Hà Nam), rồi tiếp tục học cấp III ở Trường Lê Hồng Phong (Nam Định). Đỗ tốt nghiệp PTTH loại giỏi, ông được cử sang Liên Xô (cũ) học khoa Sinh từ năm 1962-1967 tại Trường Đại học Tổng hợp Lêningrat. Tốt nghiệp đại học, về nước công tác được nửa năm ông lại sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh. Năm 1971, ông về nước công tác tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I, rồi được phong học vị Phó giáo sư – Tiến sĩ khoa học. Ông có nhiều công trình khoa học lớn, sát thực với việc nuôi trồng, phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam. Thời kỳ Trần Mai Hiên làm Viện trưởng nuôi trồng thủy sản, đơn vị ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động tại Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ VI năm 2000. Cùng năm ấy, Phó giáo sư, Tiến sĩ  khoa học Trần Mai Hiên, con trai nhà văn Nam Cao vinh dự nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học – kỹ thuật.

Vậy là hai cha con nhà văn Nam Cao cùng được nhận Giải thường Hồ Chí Minh – một vinh dự lớn, một trường hợp hiếm có. Tuy hai lĩnh vực khác nhau nhưng họ thực sự là những tài năng cống hiến trọn đời cho quê hương đất nước.

Lê Hồng Bảo Uyên (st)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.